Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 87 - 88)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập doanhnghiệp nghiệp

Để giải quyết vấn đề này, đã có những nghiên cứu kiến nghị hồn thiện vấn đề này theo hướng ban hành một đạo luật riêng về M&A nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, dù được gọi chung là hoạt động mua bán, sáp nhập nhưng nội dung của hoạt động này rất rộng và khơng có tính ổn định. Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, các hình thức đầu tư kinh doanh phát triển rất nhanh và đa dạng chưa kể tới trong từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh cụ thể lại có những quy định riêng và thay đổi theo sự vận động của xã hội, kỹ thuật lập pháp chưa cao nên một văn bản cố định khung pháp lý cho riêng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khó có thể thực hiện trong thời gian tới, thậm chí có thể khiến cho việc áp dụng trở nên phức tạp hơn đối với cả cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngồi. Thay vào đó, Nhà nước có thể tập trung vào thiết kế hệ thống phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền với đầu mối là Cục quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, phối kết hợp với các đơn vị quản lý về các mặt liên quan của mua bán, sáp nhập như sở hữu trí tuệ, tài chính, thuế, kiểm tốn. Một cơ chế điều tiết với cơ sở dữ liệu đa dạng, đầy đủ sẽ tăng tính minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp và thể hiện tính chuyên nghiệp của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thuật ngữ “mua lại doanh nghiệp” cũng cần được đưa vào các văn bản luật như Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, BLLĐ,… theo hướng đồng bộ. Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung hình thức pháp lý về mua lại, sáp nhập để thống nhất giữa các luật điều chỉnh. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp” bao gồm các hành vi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và khơng quy định về mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, về bản chất, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chính là giành quyền kiểm sốt doanh nghiệp thơng qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư

cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập. Do đó, Luật doanh nghiệp cần bổ sung hoạt động mua lại doanh nghiệp như là một hình thức pháp lý của tổ chức lại doanh nghiệp nhằm phù hợp với bản chất pháp lý của hành vi mua lại cũng như quy định của Luật cạnh tranh. Từ đó làm căn cứ xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý với từng khía cạnh trong hoạt động này. Việc này có thể được xử lý ở từng văn bản khi tiến hành sửa đổi bổ sung văn bản đó, hoặc dùng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật như đã từng sử dụng trong q trình cải cách thủ tục hành chính.

Ngồi ra, các cơ quan quản lý cũng cần quy định việc công bố thông tin của các doanh nghiệp không chỉ hạn chế đối với cơng ty đại chúng. Tại đó cần quy định rõ các loại thơng tin và hình thức cơng bố mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện, các thơng tin này có thể được cung cấp như một dịch vụ có chi phí. Song song với đó là quy định nhằm phát triển hoạt động của các công ty tư vấn chuyên nghiệp, góp phần giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 87 - 88)

w