Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về nhân thân

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 64)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về nhân thân

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập đều quan tâm, thực hiện đầy đủ chế độ nhân thân cho NLĐ. Việc thực hiện tốt chế độ về nhân thân của NLĐ là nhân tố quan trọng giữ chân NLĐ, cũng như giải quyết vấn đề nhân sự của hậu M&A. Bởi ảnh hưởng của đại dịch trong những năm qua, văn hóa và thói quen làm việc của NLĐ đã có nhiều thay đổi, nhất là về mức độ gắn bó với cơng việc và thời gian làm việc.

Một là, về mức độ gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp. Trong thời gian ứng

phó với dịch bệnh, nhiều cơng việc đã phải chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến vừa để đảm công việc chuyên môn không bị gián đoạn, vừa bảo vệ NLĐ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sau dịch, các doanh nghiệp tiến tới đưa toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc trực tiếp, NLĐ lại có xu hướng nghỉ việc dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, đến cuối 2021 Việt Nam có hơn 1,4 triệu người thất nghiệp, tăng 0,54% so với năm 2020 (Tổng cục thống kê, 2021). Theo khảo sát được công bố của ADP với hơn 32.000 người từ 17 quốc gia, số người quyết định nghỉ việc là 23% so với 15% năm 2021, trong khi số người đang cân nhắc nghỉ việc tăng từ 24% lên 32% trong đó tỷ lệ người trẻ tuổi (18-24) chiếm số đông (29%) so với NLĐ lớn tuổi hơn (16%) (ADP (2022), tr. 16). Xu hướng này cũng đang diễn ra tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát trực tuyến từ tháng 5-8/2021 do Anphabe thực hiện với hơn 65.213 người đi làm có kinh nghiệm thuộc 20 ngành nghề tại Việt Nam cho thấy, có đến 56% lao động tri thức ưu tiên chọn hình thức làm việc kết hợp (vừa làm ở nhà hoặc từ xa, vừa đến công ty). Cũng theo báo cáo của ADP, gần 67% số người được hỏi cảm thấy áp lực tại nơi là việc một lần một tuần

tăng 5% so với trước đại dịch, trong khi trên thực tế, có ít nhất 15% người cảm thấy áp lực mỗi ngày. Những áp lực này được lý giải bởi các nguyên nhân như thời giờ làm việc quá dài, những vấn đề với cơng nghệ, mức độ an tồn của cơng việc, ... tất cả ảnh hưởng tới tâm lý của NLĐ và tác động tới năng suất lao động của họ.

Hai là, về thời giờ làm việc. Hiện nay ở Việt Nam, thời giờ làm việc và thời

giờ nghỉ ngơi đã được quan tâm hơn rất nhiều khi tại BLLĐ năm 2019, Nhà nước khuyến khích NSDLĐ để NLĐ làm việc 40 giờ/tuần. Tuy nhiên, thực tế NLĐ thường chỉ được nghỉ 4 ngày/tháng, và giờ làm thêm cũng tăng lên, Theo BLLĐ, NLĐ được làm thêm 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng và tối đa 300 giờ trong một năm khi có nhu cầu và phải có sự đồng ý của NLĐ, nhưng thực tiễn quan hệ lao động cho thấy, NLĐ thường chấp nhận làm thêm để tăng thu nhập hoặc thậm chí bị bắt làm thêm mà khơng được trả thêm thu nhập.

Đảm bảo quyền và lợi ích về nhân thân của NLĐ đóng góp vào q trình vượt qua thách thức hậu thương vụ vì sự khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp là vấn đề lớn nhất đối với doanh nghiệp sau mua lại, sáp nhập. Đồng thời, việc giữ chân nhân viên thường bị bỏ ngỏ trong các giao dịch mua bán, tuy nhiên, nếu không được xử lý tốt, vấn đề này có thể trở nên bất lợi và rất tốn kém.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w