1.2 Thông tin kế toán cho việc ra một số quyết định chủ yếu trong doanh
1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp
Theo chương 1, điều 4 của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lời.”
Doanh nghiệp là biểu hiện cách thức thực hiện hoạt động trong sự giới hạn các nguồn lực kinh tế thông qua kết hợp nhiều yếu tố đầu vào khác nhau, cung cấp các sản phẩm ra thị trường và thu về phần chênh lệch giữa giá bán với giá đầu vào của hoạt động (Theo F.Perrou (2002) trích trong Huỳnh Lợi (2008)).
Nghiên cứu của A.Fisher (2002) trích trong Huỳnh Lợi (2008) chỉ ra rằng doanh nghiệp được phân loại theo ba khu vực chính:
- Khu vực 1: Các doanh nghiệp đảm nhận cung cấp nông sản, lâm sản, khoáng sản và những sản phẩm tương tự khác, như doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp ngư nghiệp, doanh nghiệp khai thác;
- Khu vực 2: Các doanh nghiệp đảm nhận chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm, như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xây lắp;
- Khu vực 3: Bao gồm tổng thể các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, khách sạn, giáo dục…, hay còn gọi là doanh nghiệp dịch vụ, thương mại, doanh nghiệp sản xuất phi vật chất.
Như vậy, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào do tính chất hoạt động của doanh nghiệp đó quyết định. Khác với doanh nghiệp sản xuất được đặc trưng bởi quá trình biến đổi hình thái vật chất của sản phẩm đầu vào thành hình thái vật chất của sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đặc trưng bởi tính vơ hình, tính khơng tách rời, tính khơng ổn định về chất lượng, tính khơng lưu giữ được.
Dịch vụ về cơ bản là khơng có hình thái cụ thể, do vậy nó dễ bắt chước. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là thách thức chủ yếu của ngành dịch vụ.
Một trong những đặc điểm cơ bản của dịch vụ là tính khơng tách rời được và tính khơng lưu trữ được. Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng thì chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.
Tính khơng ổn định của dịch vụ do được thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và đơi khi có cả sự can
thiệp của khách hàng trong quá trình cung cấp và tạo ra dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ. Ngồi ra nó thường có sự kết hợp giữa những dịch vụ có liên quan và tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tạo ra lợi ích cho khách hàng. Tùy mức độ và kết cấu khác nhau sẽ hình thành nên những dịch vụ khác nhau. Doanh nghiệp cần phải biết khéo léo kết hợp các loại dịch vụ khác nhau để tạo ra các dịch vụ phù hợp với những lợi thế của mình, đáp ứng nhu cầu thị trường, trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh linh hoạt theo sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tránh lãng phí vì chi phí thiết kế dịch vụ mới thường tốn kém.
Quy trình hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Cũng giống như bất cứ doanh nghiệp, nhà quản trị trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng có nhu cầu thơng tin tùy thuộc vào chức năng quản trị theo Sơ đồ 1.1- Mối quan hệ giữa vai trò chức năng quản trị và nhu cầu thông tin; hoặc đối tượng quản trị nhà quản trị sẽ cần các thông tin mơ tả ở Bảng 1.1: Mơ hình thơng tin định hướng cho các đối tượng quản trị cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ khơng có các quyết định sản xuất và quyết định về cung cấp dịch vụ, quyết định nhân sự và quyết định đầu tư sẽ quan trọng hơn so với doanh nghiệp sản xuất, các quyết định tài chính sẽ nằm đan xen trong ba loại quyết định trên.
1.2.2 Thông tin kế toán cho việc ra một số quyết định chủ yếu trong doanh nghiệp nghiệp