Các cơ chế, chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 54 - 59)

3 Nhóm 4 Đầm Mơn Chuyên dùng cho tàu 9.000 ÷ 15.000 TEU

2.2.3. Các cơ chế, chính sách quản lý

2.2.3.1. Quy định về điều kiện kinh doanh phân phối xăng dầu, dịch vụ xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược đặc biệt, là nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh nhưng lại là mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao nên được xếp vào danh mục các mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Chính vì thế mà bắt đầu từ năm 1990, Nhà nước đã ban hành Thông tư quy định các điều kiện kinh doanh xăng dầu, được áp dụng từ tháng 11 năm 1990. Tuy nhiên, Thơng tư này cịn rất sơ khai, chỉ mới áp dụng cho mặt hàng dầu hỏa, sau đó vận dụng cho các mặt hàng xăng dầu khác.

Sau đó, hoạt động kinh doanh xăng dầu bắt đầu nhộn nhịp, phát triển đa dạng hơn trên nhiều vùng, nhiều mặt hàng và nhiều đối tượng tham gia thì Chính phủ đã ban hàng NĐ số 02/CP ngày 05 tháng 01 năm 1995; và đã được Bộ Thương mại hướng dẫn tại Thông tư số 11/TT-BTM ngày 22/6/1996 (gọi tắt là Thông tư 11) về điều kiện kinh doanh xăng dầu. Tại thời điểm đó, thị trường xăng dầu chưa phát triển mạnh mẽ và đa dạng nên việc quy định các điều kiện về kinh doanh xăng dầu cũng rất đơn giản như: về chủ thể kinh doanh; về địa điểm kinh doanh; về cơ sở vật chất kỹ thuật (bao gồm: tiêu chuẩn thiết kế cơng trình; phịng cháy, chữa cháy;phương tiện đo lường); về trình độ chuyên môn; về quản lý các điều kiện đối với phương tiện vận tải xăng dầu. Thơng tư 11 chưa đưa ra loại hình kinh doanh đường sơng, đường biển vào phạm vi điều chỉnh nên thị trường xuất hiện phổ biến các hoạt động kinh doanh vận tải. Và thực chất là việc mua đi bán lại xăng dầu trên sông, biển nhưng lại khơng chịu bất kỳ sự kiểm sốt nào về điều kiện kinh doanh xăng dầu như các đối tượng có địa điểm xây dựng cố định.

Sau một thời gian thì Thơng tư 11 lộ ra nhiều vấn đề nên Nhà nước thay thế bằng việc ban hành Thông tư 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 của Bộ Thương mại. Thông tư 14 đã bổ sung một cách đầy đủ, chi tiết hơn về đối tượng chịu sự điều chỉnh của các điều kiện kinh doanh xăng dầu như: Yêu cầu

về thiết kế; Về địa điểm kinh doanh xăng dầu; Về dụng cụ đo lường; Đối với các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng (như ô tô xi- téc, tầu dầu đường sông, xà lan, tầu dầu đường biển) [20].

Nghị định 84 ra đời thay thế tất cả các văn bản trước đó đã phần nào quy định chi tiết hơn. Trong chương II của NĐ chia ra các mục quy định rõ từng lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Mục 1 quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Mục 2 là sản xuất xăng dầu, Mục 3 là kinh doanh phân phối xăng dầu, Mục 4 là kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Các điều trong các Mục chỉ rõ các điều kiện kinh doanh, đối tượng kinh doanh, quyền hạn và nghĩa vụ một cách rõ ràng.

Việc quy định chi tiết hơn về các đối tượng, yêu cầu thiết kế, địa điểm kinh doanh cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ chuyên môn cho thấy yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Từ đây, Nhà nước nhằm tạo ra thị trường xăng dầu gồm các đối tượng kinh doanh từ quy mô nhỏ đến quy mô tài sản lớn đều phải có trình độ kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh phải ln đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ, vệ sinh mơi trường, có trình độ nghiệp vụ chun mơn và sức khỏe để thực thi nhiệm vụ đề ra.

2.2.3.2. Chính sách định hướng tiêu dùng sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam

Các chuyên gia năng lượng đã dự báo về tình hình cạn kiệt của nguồn dầu lửa sẽ trở nên căng thẳng vào khoảng năm 2020. Do đó thế giới cần có các nguồn năng lượng tái tạo và nó sẽ có tốc độ tăng nhanh nhất trong lĩnh vực năng lượng trong 25 năm tới. Nhu cầu năng lượng tái tạo sẽ tăng trung bình 2,8% mỗi năm trong giai đoạn này và sẽ tăng tổng thể khoảng 15% vào năm 2035 so với mức 10% vào năm 2008.

Trên thế giới hiện nay, các quốc gia coi xăng dầu là mặt hàng có chính sách tiêu dùng rất rõ ràng; thơng qua đó thể hiện định hướng của Nhà nước việc khuyến khích; hoặc hạn chế tiêu dùng do các nguyên nhân về môi trường, địa lý, kinh tế, xã hội…

Ở Việt Nam tuy đã có những chính sách hướng dẫn tiêu dùng, nhưng chưa được coi trọng đúng với vai trị của nó. Cũng như chưa có các biện pháp mạnh mẽ trong việc định hướng dùng các năng lượng thay thế để giảm tiêu

dùng năng lượng xăng dầu. Trong nhiều năm qua, việc khuyến khích hay hạn chế chủ yếu thể hiện qua chính sách giá bán cụ thể như sau:

- Mặt hàng dầu hỏa: được sử dụng làm nhiên liệu đun nấu là một lãng phí lớn do giá mặt hàng dầu hỏa (Kero) trên thế giới hầu như lúc nào cũng là mặt hàng đắt nhất. Nhà nước đã phải bỏ ra một số lượng lớn ngoại tệ để mua giá cao, song lại bán lẻ trong nước do sử dụng chính sách thuế thấp hơn mức bình thường, thực chất là Nhà nước đã giảm thu ngân sách để tạo ra ưu đãi về giá cho nhân dân đảm bảo cuộc sống. Việc duy trì giá thấp là để hỗ trợ việc thắp sáng cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên nhu cầu thắp sáng đó lại khơng nhiều. Do đó, Nhà nước đã mất một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước từ mặt hàng này.

- Mặt hàng xăng ô tô: trước đây là nhiên liệu duy nhất cho vận tải ô tô nhưng càng những năm gần đây, tỷ trọng động cơ xăng ngày càng giảm đi, do hiệu quả thấp. Ở Việt Nam mặt hàng này chủ yếu dùng cho cá nhân và tập trung ở một nhóm người có thu nhập cao trong xã hội nhưng giá xăng lại luôn được quy định ở mức thấp.

- Mặt hàng Mazut: việc quy định giá bán mặt hàng Mazut thấp với mục đích ưu đãi các ngành điện, xi măng, thép, vật liệu xây dựng, khai thác than… Chủ trương này đã phù hợp với tình hình trước đây nhưng với tình hình hiện nay thì khơng cịn phù hợp.

2.2.3.3. Công tác điều hành nhập khẩu xăng dầu

Cơ chế quản lý hạn ngạch nhập khẩu là cơ chế phối hợp giữa Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư và DN trong việc xác định điều hành hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu. Trong đó Bộ Cơng thương đóng vai trị là cơ quan phụ trách xây dựng hạn ngạch. Các DN có trách nhiệm thực hiện theo hạn ngạch được đưa ra.

Việc giao chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc là hàng năm căn cứ vào nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp cùng Bộ Cơng thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu

nhập khẩu của năm tiếp theo. Trên cơ sở nhu cầu định hướng đó Bộ Cơng thương giao tổng mức hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu cho các thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Mức hạn ngạch được căn cứ vào mức tăng trưởng, nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế năm kế hoạch, kết quả và khả năng thực hiện của DN để giao chỉ tiêu nhập khẩu của các mặt hàng xăng dầu cho từng DN.

Trong những năm qua, từ khi xuất hiện chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu, việc kiểm tra kiểm soát đối với các DN trong việc thực hiện tiến độ, cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu chưa được đề cập một cách triệt để, bộc lộ rõ nhất nhược điểm của việc quản lý hạn ngạch là năm 2000, năm 2007. Việc kiểm điểm thực hiện hạn ngạch nhập khẩu đã được đặt ra đối với các cơ quan quản lý, nhưng do chưa có chế tài xử lý nên khơng tạo ra được những tác động tích cực tới DN. Do đó, việc xử lý cịn có lợi cho những doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu được giao. Cụ thể là: cắt giảm hạn ngạch một số mặt hàng bị lỗ nhất là mazut ở thời kỳ kinh doanh lỗ, thực chất là giảm bớt trách nhiệm của DN đó trước thị trường và trước Nhà nước. Trong một số trường hợp cơ quan quản lý còn bổ sung thêm chỉ tiêu nhập khẩu cho những DN không thực hiện nhập khẩu ở thời kỳ kinh doanh xăng dầu bị lỗ.

Vấn đề hạn ngạch nhập khẩu sẽ không thể tồn tại trong thời gian qua do tiến trình hội nhập và việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan diễn ra vào năm 2006. Nhưng hiện nay, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đi vào hoạt động và sản lượng chưa thực sự ổn định, mới đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước thì việc duy trì hạn ngạch nhập khẩu là rất cần thiết. Tuy nhiên, duy trì thế nào để phát huy được mặt tích cực của yếu tố này trong mối tương quan đồng bộ với các yếu tố quản lý khác.

Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành văn bản số 12052/BCT-XNK giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2012 cho 13 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Tổng hạn mức nhập khẩu xăng dầu các loại là 10,1 triệu (tấn,m3).(Cụ thể xem Bảng 2.3)

Trong văn bản này, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải căn cứ tình hình thị trường và nguồn cung sản phẩm từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để tính tốn kế hoạch nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường nội địa về số lượng, cơ cấu và thường xuyên đảm bảo mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 30 ngày (cả về số lượng và cơ cấu chủng loại) theo đúng quy định; không nhập khẩu thấp hơn hạn mức nhập khẩu tối thiểu được giao cả năm và đảm bảo thực hiện nhập khẩu đúng tiến độ (3 tháng, 6 tháng,..) theo yêu cầu của Bộ Công Thương; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và quy định hiện hành về quản lý chất lượng xăng dầu.

Bảng 2.3: Hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2012 cho 13 doanh nghiệp đầu

mối TT DOANH NGHIỆP/ MẶT HÀNG TỔNG SỐ (1000m3/t ấn) Xăng 1.000 m3 Diesel 1.000 m3 Mazut 1.000 tấn Dầu hỏa 1.000 m3 Nhiên liệu bay 1.000 m3 TỶ LỆ 1 Petrolimex 5841 2.460 2.930 450 1 57,8% 2 PV Oil 1265 220 925 115 5 12,5% 3 Petec 503 90 220 193 5% 4 Saigon Petro 486 250 220 10 6 4,8 % 5 Thalexim 470 220 220 30 4,6 % 6 Petimex 435 60 345 30 4,3 % 7 Vinapco 355 10 10 10 295 3,5% 8 Mipeco 280 40 200 40 2,7% 9 Mipec 160 70 70 20 1,6% 10 Vinalines 130 40 50 40 1,3% 11 HPPC 110 110 1,1%

12 Nam Việt Oil 60 20 30 10 0,6%

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w