2015 25, 8 27,6 triệu tấn 2020 32, 7 36,5 triệu tấn
3.3.1. Đổi mới tư duy về quản lý đối với thị trường xăng dầu Việt Nam
Trong hoạt động quản lý nói chung cũng như quản lý đối với thị trường xăng dầu nói chung thì tư duy quản lý là hết sức quan trọng. Bởi tư duy
quản lý quyết định sự thành bại của hoạt động quản lý đối với lĩnh vực nào đó. Chính vì vậy, để theo kịp với tiến trình phát triển chung của thế giới thì chúng ta cần đổi mới tư duy nhận thức về thị trường xăng dầu, phải chuyển hẳn thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Đây là giải pháp quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đổi mới quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Để đổi mới tư duy nhận thức về quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu thì cần thực hiện các giải pháp cụ thể:
Một là, Nhà nước chỉ có chức năng điều tiết quản lý chứ khơng nên can thiệp quá sâu vào thị trường. Hầu hết các chính phủ của các nước trên thế
giới thường ít hay nhiều thường can thiệp vào thị trường xăng dầu nhằm theo đuổi các mục tiêu khác nhau. Mức độ can thiệp của Nhà nước phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế và cụ thể tình hình thị trường xăng dầu. Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường xăng dầu sâu hơn. Sự điều tiết của Chính phủ thường vượt quá mức cần thiết nhằm bảo hộ DN trong nước và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Chính phủ có xu hướng dùng chính sách thuế và giá cả xăng dầu để kiểm sốt tình hình kinh doanh xăng dầu trên thị trường.
Ở Việt Nam, với đặc điểm là thị trường nhập khẩu 70% xăng dầu và một DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu là Petrolimex chiếm 60% thị phần thì sự can thiệp của Nhà nước là rất cần thiết nhưng vẫn phải để cho thị trường vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ được can thiệp một các gián tiếp vào thị trường, các chính sách là cơng cụ tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, việc vận hành chủ yếu vẫn do thị trường quyết định.
Hai là, Nhà nước nên mở cửa thị trường phân phối xăng dầu. Ở Việt
Nam, Chính phủ khơng cam kết mở cửa thị trường phân phối bán lẻ xăng dầu, nhưng trên thực tế, Chính phủ lại cho phép các DN nước ngồi mua cổ phẩn của các DN trong nước có kinh doanh xăng dầu, đồng thời có chính sách ưu
đãi các DN nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu thành lập liên doanh để phân phối các sản phẩm của nhà nước lọc dầu và trong thời gian chưa có được sản phẩm thì lại nhập khẩu xăng dầu để kinh doanh. Như vậy là rất mâu thuẫn giữa thực tế quản lý thị trường xăng dầu và cam kết của chính phủ khi gia nhập WTO. Do đó, Nhà nước cần sớm có lộ trình mở cửa thị trường phân phối bán lẻ sản phẩm xăng dầu.
Ba là, Nhà nước cần tách biệt các doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhà nước. Hiện nay ở nước ta, các DN kinh doanh xuất nhập khẩu
xăng dầu chủ yếu là các DN nhà nước, trong đó Tổng Cơng ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex chiếm gần 60%, ngoài ra việc thực hiện một số chức năng điều tiết vĩ mơ cũng do chính các DN này thực hiện (việc dự trữ chủ yếu cho Petrolimex thực hiện và còn tham gia quá sâu vào việc lập quy hoạch...). Do đó, việc quản lý nhà nước và quản lý DN chưa thực sự có sự tách biệt, làm giảm hiệu quả hoạt động của thị trường, chính vì thế cần sớm có sự tách biệt này để có được hiệu quả cao nhất trong quản lý nhà nước về thị trường xăng dầu.
Bốn là, Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng dầu. Các DN đầu mối nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước do đó để có một thị trường cạnh tranh lành mạnh thì cần phải đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DN. Trước hết, có thể giảm vốn của Nhà nước ở các DN xuống còn 60-70% ở Petrolimex và giảm xuống 51% ở các đầu mối khác. Cùng với việc thu hút các DN nước ngoài đầu tư vào nhà máy lọc dầu thành lập liên doanh phân phối, việc cổ phần hóa cũng như liên doanh với các đối tác này cần sớm được quan tâm thực hiện. Lộ trình giảm vốn nhà nước cần phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường xăng dầu và tiến độ đầu tư và hoạt động của các nhà máy lọc dầu.