Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 28 - 32)

thị trường xăng dầu

Tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn của các nước nghiên cứu ở trên:

Thứ nhất, bài học về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu. Tại hầu hết các quốc gia, các chính phủ thường can thiệp ít hay nhiều

vào thị trường sản phẩm xăng dầu nhằm theo đuổi các mục tiêu khác nhau. Mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường xăng dầu tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế và các mục tiêu mà chính phủ theo đuổi.

Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu thường ở mức độ tối thiểu. Ở các quốc gia này, hoạt động kinh doanh xăng dầu đều tuân thủ theo quy luật của thị trường. Giá cả của các sản phẩm xăng dầu tại các quốc gia này thay đổi theo sự biến

động của giá xăng dầu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường phải tuân thủ các quy định chung về môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và luật cạnh tranh.

Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển và ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường xăng dầu sâu hơn. Sự điều tiết của chính phủ thường vượt quá mức cần thiết nhằm bảo hộ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Tại một số quốc gia, việc cung cấp sản phẩm xăng dầu do một vài doanh nghiệp nhà nước độc quyền. Sự độc quyền này thường theo hướng độc quyền tích hợp dọc (từ khai thác đến chế biến và đến phân phối xăng dầu) kéo theo sự bảo hộ cho sự độc quyền thông qua việc hạn chế các doanh nghiệp nước ngồi tham gia vào thị trường. Các chính phủ cũng có xu hướng dùng chính sách thuế và giá xăng dầu để kiểm sốt tình hình trên thị trường xăng dầu.

Thứ hai, bài học về xây dựng và đảm bảo nguồn cùng các sản phẩm xăng dầu. Nguồn tài nguyên dầu mỏ có được xem là sự ưu đãi mà thiên nhiên

ban tặng cho nhiều quốc gia, nó giúp những quốc gia này có được một nguồn nhiên liệu dồi dào cho sự phát triển kinh tế và có được nguồn thu ngoại tệ không nhỏ từ việc xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm của nó. Tuy nhiên dầu mỏ là nguồn tài nguyên hữu hạn nên việc tổ chức khai thác phải đảm bảo việc duy trì nguồn cung dầu thơ và các sản phẩm xăng dầu trong dài hạn nên các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên này đều có những chiến lược khai thác và sản xuất nhất định, đồng thời tổ chức việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên thay thế.

Xây dựng và bảo đảm các nguồn cung về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu là hướng chiến lược mà nhiều quốc gia hướng tới. Đặc biệt là các quốc gia khơng có nguồn khai thác dầu thơ, nhiều nước trong số này vẫn xây dựng các nhà máy lọc dầu và thực hiện chính sách nhập khẩu dầu thơ và chế biến ra thành phẩm. Các sản phẩm do các nhà máy lọc dầu này đóng vai trị quan trọng cho việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nội địa.

Thứ ba, bài học về ngăn chặn hình thành độc quyền trong kinh doanh xăng dầu. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích sự cạnh tranh

lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường. Đồng thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại tình trạng độc quyền. Phạm vi của một chính sách như vậy bao gồm: kiểm soát bằng các biện pháp điều tiết đối với những doanh nghiệp có khả năng chi phối, kiểm sốt các vụ việc sát nhập công ty nhằm ngăn ngừa khả năng độc quyền hóa các ngành cơng nghiệp, kiểm sốt các hành vi chống cạnh tranh.

Độc quyền là thị trường chỉ có một người cung cấp hoặc cung cấp hầu hết các sản phẩm ra thị trường. Do đó, thơng thường trong các nền kinh tế thị trường, tình hình sẽ trở nên nan giải khi ngành xăng dầu bị chi phối bởi một số rất ít các cơng ty lớn. Các cơng ty lớn này có thể cấu kết với nhau thành một tập đồn hùng mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các công ty nhỏ hơn, hoặc các cơng ty nước ngồi. Để ngăn chặn tình trạng cấu kết, độc quyền và để duy trì cạnh tranh lành mạnh một cách có hiệu quả, hầu hết các nền kinh tế thị trường kể cả Mỹ đều thông qua đạo luật chống độc quyền.

Thứ tư, bài học về điều hành giá kinh doanh xăng dầu sát với giá thị trường. Hiện nay, nhiều quốc gia vẫn thực hiện hỗ trợ giá xăng dầu (giá bán lẻ

thấp hơn giá thành sản phẩm) thơng qua nhiều hình thức khác nhau do xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, chiến lược, là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng chung của các quốc gia là từng bước giảm bớt sự bảo hộ và can thiệp của chính phủ, đưa giá bán lẻ xăng dầu tiếp cận dần tới mức giá tự do của thị trường thế giới. Trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu, các chính phủ đều tập trung vào một trong hai khâu: hoặc quản lý nguồn sản xuất, cung cấp sản phẩm (các nhà máy lọc dầu, các đầu mối nhập khẩu), hoặc quản lý hệ thống phân phối sản phẩm (các công ty kinh doanh phân phối).

Thứ năm, bài học về sử dụng chính sách thuế và áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu. Đối với chính sách thuế đối với mặt

hàng xăng dầu, các quốc gia đều áp dụng thuế suất ổn định và tương đối thấp so với các sản phẩm dầu khí. Việc áp dụng thuế suất ổn định góp phần ổn định nguồn thu của nhà nước, và các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc quyết định giá bán xăng dầu. Tuy nhiên, nếu áp dụng thuế suất cố định, trong khi giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa biến động theo sự biến động của giá thế giới, sẽ tạo ra sức ép buộc người tiêu dùng trong việc điều chỉnh mức độ tiêu dùng xăng dầu. Hạn ngạch nhập khẩu, hầu hết các quốc gia đều có xu hướng xóa bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu.

Thứ sáu, bài học về tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh xăng dầu. Để đảm bảo an ninh năng lượng, các quốc gia kiểm soát

chặt chẽ việc kinh doanh xăng dầu bằng việc đưa ra các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, chính sách thuế, chính sách giá và dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia lại đang từng bước tiến hành tự do hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng cách cho phép sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào thị trường rộng rãi hơn, bắt đầu từ thị trường bán lẻ xăng dầu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w