Dự báo thị trường xăng dầu đến năm

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 87 - 91)

5 Singapore 32% 7%

3.1.1. Dự báo thị trường xăng dầu đến năm

3.1.1.1. Dự báo thị trường xăng dầu thế giới

Ngày 26 tháng 7 năm 2012, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã công bố các số liệu thống kê năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 về tiêu dùng các nguồn năng lượng quan trọng trên tồn cầu nhằm thơng tin về các xu thế tiêu thụ năng lượng mới trên toàn cầu. Từ thực tế trong những năm qua, IEA đã đưa ra những dự báo về thị trường xăng dầu thế giới.

Về nhu cầu và tiêu thụ xăng dầu: Chuyên gia An ninh toàn cầu nhận định

lượng tiêu thụ dầu thơ trên tồn thế giới sẽ tăng 60% vào năm 2020, đặc biệt do nhu cầu của ngành vận tải. Tiêu thụ dầu chủ yếu tập trung vào 4 lĩnh vực chính là vận tải, dân cư, thương mại và cơng nghiệp. Trong đó vận tải là lĩnh vực tiêu thụ dầu nhanh và mạnh nhất trong vài thập kỷ qua. Dự báo vào năm 2025, số lượng ô tô sẽ tăng lên 1,25 tỷ xe kéo theo nhu cầu về nhiên liệu tăng gấp đơi. Về nhu cầu khí đốt, IEA dự đốn nhu cầu của tồn cầu sẽ tăng 1,7%/năm lên 4.750 tỷ m3 vào năm 2035 [77]. Qua hình 3.1 có thể thấy, tới năm 2035, thế giới sẽ phát triển dùng gas và năng lượng tái tạo; đồng thời hạn chế dùng dầu, than và hạt nhân.

Nguồn: Triển vọng năng lượng thế giới năm 2012.

Hình 3.1: Nhu cầu năng lượng thế giới

Từ đó, IEA đưa ra dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới sẽ tăng 14% tức là đạt 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 12 triệu thùng/ngày so với năm 2010 trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 50% (Xem hình 3.2). Năm 2035, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ cao hơn các chỉ tiêu của Mỹ gần 70%. Đồng thời,sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ diễn ra trong ngành giao thơng vận tải của các nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng [77].

Nguồn: Triển vọng năng lượng thế giới năm 2012.

Về giá cả: Trong báo cáo “Tình hình năng lượng thế giới năm 2012” vừa

công bố, IEA nhận định, trong vài thập kỷ tới, Nga sẽ là "nền tảng của hệ thống năng lượng toàn cầu". Theo các chuyên gia dự đoán, trong tương lai gần, giá dầu mỏ có thể tăng đến 150 USD/thùng, còn Mỹ sẽ nhường lại danh hiệu là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất, trước tiên, cho Liên minh châu Âu (EU), và sau đó cho Trung Quốc. Báo cáo cho biết đến năm 2015, EU sẽ vượt qua Mỹ về nhập khẩu dầu mỏ, và sau đó tới năm 2020 - Trung Quốc sẽ là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Theo dự báo, trong những năm tới, nhập khẩu dầu mỏ ở Mỹ giảm đáng kể do các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng mới cho xe hơi và xe tải, cũng như sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên ở trong nước Mỹ, tăng lên. Các tác giả của báo cáo khẳng định: “Nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực giao thông vận tải và những khoản chi phí khai thác các mỏ nguyên liệu ngày càng tăng lên xác nhận kỷ nguyên dầu giá rẻ sắp kết thúc”. Họ dự đoán, tới năm 2015, việc giảm một phần ba đầu tư vào lĩnh vực

khai thác các mỏ và nguyên liệu ở Trung Đông và Bắc Phi sẽ đẩy giá dầu lên tới 146 USD/ thùng và có thể đến năm 2035 sẽ là 200 USD/thùng(được nêu trong bảng 3.1) [77].

Bảng 3.1: Dự báo giá dầu thế giới đến năm 2035

Năm Giá dầu (USD/thùng)

2015 146

2020 169

2025 186

2030 196

2035 200

Nguồn: Triển vọng năng lượng thế giới năm 2012. Về khai thác và nhập khẩu: Trong hình 3.3, IEA đưa ra thì tới năm 2035 các

nhà nhập khẩu chính các nguồn năng lượng sẽ là châu Âu và châu Á đặc biệt là Trung Quốc. Bắc Mỹ sẽ giảm nhập khẩu khí đốt và có thể sẽ ngừng nhập khẩu một số loại nhiên liệu. Trong những năm tới, Bắc Mỹ sẽ tự bảo đảm được khí đốt

và dầu mỏ, vận động theo hướng này có thể tách sự hình thành giá trong khu vực khỏi thị trường thế giới. Nếu đúng như vậy, thậm chí theo dự tính tiếp tục phát triển việc khai thác khí đốt từ đá phiến hiện đang bị hạn chế, Mỹ sẽ khơng nhập khẩu khí hóa lỏng quy mơ lớn. Việc thiếu nguồn cung được giải quyết bằng việc gia tăng khai thác khí đốt của mình theo cách truyền thống [77]

Nguồn: Triển vọng năng lượng thế giới năm 2012.

Hình 3.3: Nhập khẩu rịng dầu của các nước, khu vực

Vì vậy, những thay đổi tại thị trường Bắc Mỹ đang ảnh hưởng đáng kể đến tình hình thị trường thế giới. Khí đốt từ đá phiến đã làm cho tình hình trong lưu vực Đại Tây Dương trở nên phức tạp. Nếu Bắc Mỹ từ chối nhập khẩu dầu mỏ, giá vàng đen có thể sẽ giảm tới 23%, và ở tất cả các khu vực, kể cả khu vực các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), việc khai thác sẽ giảm đi. Trung Đông và Bắc Phi, những nhà cung cấp chính dầu mỏ và khí đốt cho thị trường thế giới, như trước đây, sẽ tiếp tục giữ vị trí của mình. Đặc biệt, trong dự báo, người ta đã tính tới phương án có thể chiến dịch qn sự kéo dài ở vùng Vịnh với sự cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong khu vực tới 10%, đồng thời, trong thời kỳ 2013 - 2019 Iran hoàn tồn ngừng khai thác, Irắc sẽ giảm sản lượng xuống cịn một nửa [78].

IEA cho rằng vào năm 2035, Nga sẽ khai thác 9,7 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày và tới thời điểm này, khai thác khí đốt sẽ tăng 35%. Đồng thời, như trước đây, chủ yếu Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu năng lượng sang các thị trường truyền thống ở châu Âu, mặc dù thị phần ở châu Á tăng lên [78].

Về dự trữ: Trong điều kiện đà khai thác thường nhật vẫn duy trì như hiện

nay, trữ lượng dầu mỏ trên hành tinh sẽ hết sạch vào năm 2051. Đây là dự báo của các chuyên gia trong nhóm Tầm nhìn chiến lược, cơ quan tham mưu trọng yếu về viễn cảnh năng lượng toàn cầu thuộc Hãng dầu lửa British Petrolium của Vương quốc Anh. Dự trữ dầu thô của các nước thuộc OECD dự đoán sẽ trở nên hạn hẹp hơn trong thời gian tới trước khả năng sản lượng dầu của OPEC có thể suy giảm. Dự trữ dầu thơ của OECD dự đốn sẽ giảm mạnh, xuống dưới mức thơng thường khiến cho nguồn cung dầu mỏ trên thị trường thế giới có thể sẽ cịn bị thắt chặt hơn nữa [77]

3.1.1.2. Dự báo thị trường xăng dầu trong nước

Về nhu cầu tiêu thụ: Việt Nam là nước đang phát triển do đó nhu cầu về

xăng dầu trong những năm qua cũng tăng rất nhanh (Tham khảo phụ lục có thể thấy rõ điều này). Như vậy, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ còn tiếp tục tăng mạnh mẽ trong những năm tới. Theo Báo cáo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thì trong năm 2013 nhu cầu tiêu thụ sẽ rơi vào khoảng 17,5 đến 18 triệu tấn và đến năm 2015 sẽ là khoảng 25,8 đến 27,6 triệu tấn. Tổng nhu cầu tiêu thụ của cả nước có thể đẩy lên đến 135 triệu tấn vào năm 2050 [62].

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Việt Nam

Năm Tổng nhu cầu cả nước

2013 17,5 - 18 triệu tấn

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 87 - 91)

w