THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 32)

XĂNG DẦU VIỆT NAM

XĂNG DẦU VIỆT NAM nước đối với thị trường xăng dầu Việt Nam

2.1.1.1. Giai đoạn từ 1988 trở về trước

Trong giai đoạn này chỉ có một nguồn cung cấp xăng dầu từ Liên Xô cũ. Đồng thời, vai trị kinh doanh của Tổng cơng ty Xăng dầu khá mờ nhạt chỉ dừng lại ở chức năng của cơ quan phân phối xăng dầu theo cơ chế bao cấp. Thị trường thuần này hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Mặt hàng xăng dầu được xác định là loại vật tư chiến lược do Nhà nước trực tiếp phân phối, quy định giá bán và quản lý sử dụng. Tổng cân đối cung cầu xăng dầu hàng năm cho nền kinh tế quốc dân được duy trì trên cơ sở các Hiệp định ký với Liên Xô cũ.

Hoạt động cung ứng xăng dầu được tổ chức thực hiện qua một doanh nghiệp đầu mối duy nhất là Tổng Công ty Xăng dầu (thuộc Bộ Vật tư cũ). Hoạt động phân phối được thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu phân phối của Nhà nước phân bổ hàng năm. Mặt hàng dầu hỏa là nguồn chất đốt chính của người dân khu vực đơ thị và nguyên liệu thắp sáng của người dân khu vực nông thôn. Việc tổ chức phân phối và tiêu thụ được thực hiện thông qua hệ thống các Công ty thương nghiệp từ Trung ương (Công ty dầu lửa TW - cấp 1) đến các Công ty thương nghiệp địa phương (cấp 2, cấp 3) [21].

Phương thức phân phối xăng dầu trong thời kỳ này được thực hiện chủ yếu dưới hình thức: phân chia khối lượng xăng dầu cho các hộ sử dụng theo chỉ tiêu đến từng đối tượng. Việc tổ chức tiếp nhận, vận tải và cung ứng xăng dầu được giao cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam tiếp nhận. Giá bán xăng dầu được Nhà nước quy định thống nhất một mức gia đối với các mặt hàng xăng dầu và áp dụng cho mọi đối tượng trên tất cả các địa bàn. Ủy ban Vật

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w