Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 43 - 50)

trường xăng dầu Việt Nam

2.1.2.1. Tư duy nhận thức quản lý và năng lực điều hành quản lý xăng dầu

Tư duy nhận thức là cơ sở cho sự hình thành các cơ chế chính sách quản lý thị trường xăng dầu. Năng lực quản lý điều hành của Nhà nước quyết định tới xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách.

Nhận thức đầy đủ về thị trường xăng dầu, tính cấp thiết chuyển dịch sang cơ chế thị trường sẽ giúp các cán bộ quản lý trọng bộ máy hành chính Nhà nước xây dựng được các thể chế. Trên thực tế, ở Việt Nam các cán bộ quản lý

chưa có được tư duy nhận thức đầy đủ, hợp lý về cơ chế thị trường. Nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý ở nhiều cơ quan Nhà nước vẫn duy trì tư duy can thiệp hành chính vào thị trường. Cơ chế điều hành giá xăng dầu vẫn chưa theo các quy luật của thị trường. Thị trường xăng dầu Việt Nam dù dần dần đã bám sát thị trường xăng dầu thế giới nhưng vẫn còn khoảng cách nhất định.

Tư duy nhận thức về quản lý còn thể hiện ở nhận thức đúng đắn về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò ở: tạo lập xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh; phân bổ hợp lý các nguồn lực cho phát triển ngàng xăng dầu; trọng tài đảm bảo sự cạnh tranh lạnh mạnh giữa các DN; kiểm tra chất lượng xăng dầu đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng…

Năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước và thực thi đưa các chính sách đi vào thực tế cuộc sống. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, vẫn cịn nhiều chính sách được đánh giá rất tốt lại chưa được triển khai thực hiện được hoặc không đạt được các mục tiêu mong đợi do năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ cơng chức ở các cấp chính quyền. Ví dụ như là cơ chế định giá, các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu, công tác thanh kiểm tra chất lượng… được quy định khá chặt chẽ nhưng trong tổ chức thực hiện chúng ta khơng đủ năng lực kiểm tra kiểm sốt nên làm cho cơ chế chính sách cịn nhiều bất cập.

2.1.2.2. Các yếu tố trong thị trường xăng dầu Việt Nam

- Nhu cầu về xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng nhiên liệu thiết yếu, chưa thể thay thế và có tác động tới tồn bộ hoạt động của nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân. Nếu không đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng, không điều hành tốt việc cung cấp đủ xăng dầu thì đó là một yếu tố tác động tới lạm phát. Do đó, Nhà nước phải thống nhất quản lý trên cơ sở vận hành theo cơ chế thị trường để đảm bảo ổn định phát triển kinh tế - xã hội.

Nhu cầu các sản phẩm xăng dầu bao gồm: nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhu cầu cho tái xuất, nhu cầu dự trữ quốc gia, nhu cầu cho phát triển. Việt Nam là nước nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm lọc dầu. Tuy nhiên hiện nay,

Việt Nam cũng đã sản xuất được xăng dầu và phục vụ được hơn 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.

- Nguồn cung xăng dầu

Trước đây chỉ có duy nhất Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đơn vị độc quyền trong nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 15 DN đầu mối nhưng có 2 DN bị đình chỉ nên chỉ cịn 13 DN; có khoảng 13.000 cửa hàng xăng dầu, trong đó các cửa hàng trong hệ thống của các DN đầu mối chỉ trên 3.000(chiếm 25- 30%), còn lại là cửa hàng đại lý, tổng đại lý chiếm khoảng 75%. Hàng năm Việt Nam tiêu thụ trên 13 triệu tấn xăng dầu các loại [62]. Trong một thời gian dài, khi các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dầu khí khác được tự do lựa chọn địa điểm bán lẻ và phân phối thì Petrolimex có nhiệm vụ phải duy trì một mạng lưới bán lẻ trong cả nước, đảm bảo cung cấp ổn định xăng dầu cho xã hội. Và hiện nay khi Nhà nước bỏ cơ chế trợ giá xăng dầu, hoạt động của các DN đầu mối thực hiện theo cơ chế thi trường thì Petrolimex vẫn có vai trị lớn trong việc ổn định thị trường xăng dầu.

Theo báo cáo của Petrolimex và Bộ Công thương, riêng Petrolimex trực tiếp sở hữu, điều hành một mạng lưới khoảng hơn 1.900 trạm xăng dầu, chiếm 85% tổng số trạm xăng dầu của các DN đầu mối. So với Petrolimex, các doanh nghiệp khác sở hữu rất ít các tramh xăng dầu, mặc dù các DN này đều có xu hướng tập trung nhiều hơn vào những địa điểm nằm trong các khu đô thị, các khu cơng nghiệp; Sài Gịn Petrol điều hành cả trực tiếp và thông qua các đại lý, khoảng 100 trạm xăng dầu ở TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai; Petec điều hành 50 trạm ở 13 tỉnh; Vinapco có 20 trạm, chủ yếu phục vụ cho các sân bay; PV Oil trực tiếp sở hữu 50 trạm ở các thành phố lớn, và dọc các tuyến đường quốc lộ, đồng thời ký hợp đồng đại lý, tổng đại lý với số lượng các trạm bán lẻ lên đến gần 300 [62].

Khả năng chủ động về sản phẩm xăng dầu để cung cấp cho thị trường: Mặc dù hiện nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành 100% công suất đáp ứng hơn 30% nhu cầu xăng dầu, nên vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập

khẩu. Vì vậy, thị trường xăng dầu vẫn chưa ổn định, nguồn cung ứng sản phẩm xăng dầu chưa đảm bảo, quản lý giá bán bị ảnh hưởng.

- Giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa

Hiện nay, giá xăng dầu đã được Nhà nước thả nổi nhưng trên thực tế vẫn bị ràng buộc bởi các cơ chế chính sách cho việc định giá. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Nên sự thay đổi mang tính đột phá về giá chính là sự thay đổi quyền quyết định giá từ Nhà nước chuyển sang DN. Giá xăng dầu được xác định trên cơ sở giá vốn và các chi phí hợp lý của DN. Nhưng hiện nay trên thực tế, việc xác định các chi phí hợp lý của các DN kinh doanh xăng dầu là một điều khó khăn, phức tạp và cịn bất cập.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu trên thị trường nội địa chưa thay đổi, phản ứng phù hợp với sự biến động của giá xăng dầu trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, các DN nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng nên đã gây tâm lý khó chịu cho người tiêu dùng.

- Năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường

Nhà nước đã xây dựng và ban hành khá đầy đủ các công cụ để quản lý, điều hành và kiểm soát thị trường xăng dầu. Song, các chính sách và cơ chế chưa linh hoạt, những chính sách mới đề ra chỉ mới là các giải pháp tạm thời để xử lý các khó khăn; các chính sách chỉ được đề ra khi có biến cố mà chưa có sự đồng bộ và đi trước. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa phải triển đúng tầm nên đã gây ra khơng ít trở ngại.

2.1.2.3. Biến động của thị trường xăng dầu thế giới

Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xăng dầu chính là biến động của thị trường xăng dầu thế giới.Thị trường xăng dầu thế giới biến động theo các sự kiện chính trị - kinh tế diễn ra trên thế giới. Qua hình 2.3 có thể thấy được tồn cảnh các sự kiện kinh tế - chính trị tác động lên thị trường xăng dầu thế giới làm cho giá xăng dầu biến động lên xuống.

Từ năm 1986 đến năm 2000, giá xăng dầu thế giới khơng có những biến động mạnh. Từ năm 2000, khi Nga tăng sản lượng và trở thành quốc gia xuất khẩu chính trong các nước khơng thuộc OPEC và quyết định của Nga trong việc tăng hay giảm sản lượng khai thác có ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu. Cùng với sự phục hổi của kinh tế thế giới nên giá dầu tăng lên đáng kể nhưng đến năm 2001, khi sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ diễn ra đã kéo nền kinh tế Mỹ thêm trì trệ nên đã kéo giá xăng dầu giảm mạnh. Tới năm 2004, giá dầu tăng liên tục mặc dù khơng có sự kiện nào nổi bật về mặt chính trị và kinh tế. Năm 2006, Isarel tấn công Lebanon, cộng thêm cơn khát dầu và bùng nổ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - Ấn Độ (CHINDIA), dầu thô chạm ngưỡng 70 USD. Với đà tăng đó đến tháng 6 năm 2008 là 128 USD/ thùng. Tuy nhiên sau đó với suy thối kinh tế Mỹ đã đẩy giá dầu từ 130 USD xuống còn 40 USD.

Nguồn: vnexpress.net.

Hình 2.3: Giá cả xăng dầu và các sự kiện biến động

Năm 2010, giá dầu tương đối ổn định, nhưng từ cuối năm khi Mỹ bơm gói kích cầu 600 tỉ USD thì giá bắt đầu tăng lên. Ba tháng đầu năm 2011, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng đạt mức 120 USD/thùng. Giá dầu từ đầu năm 2011 tới nay ở ba Sở giao dịch lớn là New York, Brent Crude Oil ở London và Tổ chức OPEC đều tăng bình quân trên 20%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.4: Biến động giá xăng dầu qua các năm từ 2000 – 2012

So sánh hai hình 2.3 và hình 2.4 có thể thấy được giá cả xăng dầu Việt Nam chịu sự tác động của giá cả xăng dầu thị trường thế giới. Tuy nhiên do một thời gian dài Nhà nước trợ giá xăng dầu nên xăng dầu Việt Nam khơng có những biến động mạnh như giá cả xăng dầu thế giới.

2.1.2.4. Các nhân tố liên quan đến các thể chế và các cam kết quốc tế

Các thể chế và những cam kết quốc tế có tác động lớn tới thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA VN-USA) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các thể chế và những cam kết quốc tế tác động đến quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu ở Việt Nam theo hướng sau:

Một là, Việt Nam từng bước mở cửa thị trường xăng dầu, giảm bớt hàng

rào thuế quan, hạn chế bảo hộ cho các DN kinh doanh xăng dầu… là yếu tố quan trọng có tác động chi phối đến quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu. Bên cạnh đó, các cam kết khơng can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh

xăng dầu nên cần phải có những đổi mới trong các quy định, chính sách đối với thị trường này.

Hai là, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, phù

hợp với các thể chế và cam kết quốc tế. Thực tế, Việt Nam cam kết từng bước mở cửa thị trường xăng dầu theo đó cho phép các DN có vốn đầu từ nước ngồi tham gia nhập khẩu, nhưng khơng cam kết mở cửa thị trường phân phối. Tuy nhiên Nhà nước lại không cấm các nhà đầu tư mua cổ phiếu của các DN. Việt Nam khuyến khích các DN nước ngồi đầu tư cơ sở lọc dầu và cho phép các nhà đầu tư này thành lập các liên doanh phân phối xăng dầu ở Việt Nam. Điều này cho thấy sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong hệ thống cơ chế, chính sách.

Ba là, Việt Nam phải nhanh chóng thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xăng dầu.

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w