Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 97 - 98)

2015 25, 8 27,6 triệu tấn 2020 32, 7 36,5 triệu tấn

3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2011

trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI đã diễn ra vào năm 2011 vừa qua đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011 - 2020. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu trong giai đoạn 2011 - 2020 phải đảm bảo đáp ứng tốt mục tiêu tổng quát của Chiến lược này là:

Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ

vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau [31]. Trong những năm tới, việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu phải đáp ứng các mục tiêu:

Một là, Đặt hệ thống phân phối xăng dầu là một bộ phận trong tổ hợp

năng lượng của đất nước để xây dựng cơ chế quản lý hoạt động xăng dầu theo đúng tính chất của tổ hợp năng lượng quốc gia; địi hỏi phải đảm bảo an toàn năng lượng như an ninh lương thực, an toàn thị trường tài chính - tiền tệ; đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, quốc phòng an ninh và tiêu dùng xã hội; không để xảy ra mất cân bằng tổng thể hoặc cục bộ.

Hai là, phát triển khả năng tự điều chỉnh của thị trường xăng dầu; giảm

bớt tần xuất điều chỉnh của Nhà nước, duy trì giá cả hợp lý, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định hàng năm; thực hiện nguyên tắc Nhà nước không bù lỗ đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Ba là, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia thị trường kinh doanh

mặt hàng xăng dầu, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Bốn là, xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình hội nhập kinh tế của mặt

hàng và DN xăng dầu cũng như các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của tổ chức WTO; hồn chỉnh hệ thống luật pháp, đẩy mạnh q trình đổi mới cơ chế quản lý thị trường; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của thị trường.

Năm là, đổi mới nâng cao hiệu quả vai trò quản lý của Nhà nước đối với

thị trường xăng dầu phải hợp lý, khoa học và đồng bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w