Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu ở một số nước

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 25 - 28)

trường xăng dầu

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu ởmột số nước một số nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là một nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và là nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác của Indonesia vào khoảng 1,2 triệu thùng/ngày. Sản lượng khai thác đủ cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước và còn dư một lượng lớn để xuất khẩu. Hệ thống các nhà máy lọc dầu của Indonesia được vận hành bởi 9 công ty do Tổng công ty nhà nước PERTAMINA quản lý. Các công ty này được quyền ưu tiên mua dầu thơ theo giá thị trường sau đó bán lại sản phẩm cho các công ty bán buôn nhà nước theo giá thị trường. Phần lớn các sản phẩm lọc dầu của 9 công ty này đều được tiêu dung trong nước.

Năm 2002, Tổng thống Indonesia ra quyết định điều chỉnh giá xăng dầu nhằm loại bỏ trợ giá nhiên liệu vào năm 2004, ngoại trừ sản phẩm dầu hỏa. Theo quyết định này, Chính phủ cho phép cơng ty PERTAMINA thơng báo cơng thức tính giá bán lẻ mới vào ngày đầu tháng. Cơng thức này được tính trên cơ sở cho phép giá nhiên liệu được dao động hàng tháng trên cơ sở giá trung bình tại Singapore (MOPS). Tuy nhiên, để tránh những tác động của giá thế giới, Chính phủ đã thiết lập một chỉ số giá định hướng trên cơ sở +/- 5% theo MOPS. Từ tháng 1 năm 2003 đến nay,Chính phủ đã khơng áp dụng cơng thức giá nhiên liệu theo MOPS sau khi giá dầu thơ vượt 30USD/thùng [27].

Trong những năm qua, Chính phủ Indonesia quyết định cắt giảm trợ cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách và hạn chế hoạt động kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp. Giá nhiên liệu được điều chỉnh tăng khoảng 32% đối với xăng. Chính phủ cịn

có những thay đổi cơ bản trong chính sách định giá bán lẻ xăng dầu. Giá bán các sản phẩm này đã tăng khoảng 30%. Việc điều chỉnh giá bán xăng dầu theo sự biến động của giá xăng dầu thế giới là một tất yếu khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia cắt giảm trợ cấp cho mặt hang này một cách từ từ và có lộ trình cụ thể. Chính phủ Indonesia vẫn quy định giá trần bán lẻ cho các sản phẩm xăng dầu. Mức giá trần do chính phủ quy định không chênh lệch quá lớn so với giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

Bắt đầu từ 01/3/2005 giá nhiên liệu ở Indonesia đã tăng trung bình 29% so với tháng trước đó. Tuy nhiên, giá xăng dầu ở đây vẫn ở mức thấp nhất Châu Á vì được Nhà nước trợ giá. Trọng tâm bù giá là cho dầu hỏa vì đây là loại nhiên liệu mà đối tượng sử dụng là những người nghèo. Tuy nhiên, mức bù giá cũng khơng cịn cao như trước nên giá dầu hỏa cũng tương đương dầu diesel.

Ở Indonesia, giá xăng dầu do Chính phủ quy định bằng sắc lệnh của Tổng thống. Bởi vì đây là mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn và giữ vai trò quan trọng đối với sản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc định giá xăng dầu căn cứ vào giá thành, định mức thuế, có so sánh với mức giá của các quốc gia khác trong khu vực. Để làm cơ sở cho việc quyết định giá xăng dầu, công ty xăng dầu kê khai giá thành và đề nghị giá bán. Giá thành do công ty kê khai được thẩm vấn viên xem xét và chứng nhận. Việc định giá theo hình thức này giúp giá xăng dầu nhập khẩu ở trong nước của Indonesia sát với mức giá của các quốc gia khác trên thế giới, giúp tránh được tình trạng bn lậu xăng dầu như đang diễn ra ở các quốc gia khác trong khu vực.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu lớn nhất trên thế giới. Tại Trung Quốc, cho đến nay, chỉ có một số ít các cơng ty nhà nước được cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu đó là SINOPEC và CNPC. Hai tập đoàn này tham gia từ khâu khai thác dầu thô, đến chế biến, phân phối (bán buôn, bán lẻ) các sản

phẩm xăng dầu ra thị trường. Hai tập đoàn này chiếm khoảng 90% sản lượng khai thác dầu thô, 100% sản lượng lọc dầu và 97% thị trường bán buôn và bán lẻ trong nước.

Trước đây, giá bán lẻ sản phẩm xăng dầu do chính phủ Trung Quốc quy định và kiểm sốt thơng qua Ủy ban Phát triển Kế hoạch Nhà nước và ln duy trì ở mức cao hơn giá thị trường thế giới nên hiện tượng nhập lậu diễn ra rất phổ biến. Từ tháng 6 năm 1998, Chính phủ Trung Quốc áp dụng cơ chế giá chuẩn được tính tốn trên cơ sở giá nhập khẩu cộng với các loại thuế và chi phí phân phối nội địa. Dựa vào mức giá chuẩn này, hai tập đoàn CNPC và SINOPEC được phép quyết định giá bán lẻ trong phạm vi dao động +/- 5%. Giá bán buôn cũng do các công ty tự quyết định ngoại trừ giá bán cho khách hàng đặc biệt như quân đội, hàng không và đường sắt. Giá bán xăng dầu cho các loại khách hàng này do chính phủ quy định và thường thấp hơn giá bán buôn của công ty.

Từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 6 năm 2000, Chính phủ Trung Quốc thay đổi cách tính giá chuẩn và ban hành mức giá mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế này bộc lộ một số nhược điểm, đó là: Do giá trong nước thay đổi chậm hơn sự biến đổi của giá thế giới nên dẫn đến hiện tượng đầu cơ xăng dầu; Nhu cầu trong nước biến động nhiều phụ thuộc vào mức giá ban hành nên các công ty phải khối lượng dự trữ; Sự thay đổi của giá xăng dầu thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh cơ chế giá chuẩn vào tháng 10 năm 2001. Theo đó, giá chuẩn sẽ được tính trên cơ sở giá trung bình hàng tháng ở ba thị trường chính là Singapore, New York và Rotterdam. Giá chuẩn cũng không thay đổi hàng tháng mà chỉ thay đổi khi vượt ra ngồi một phạm vi nhất định. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cho phép CNPC và SINOPEC quy định mức giá bán lẻ với biên độ rộng hơn là +/- 8%. Nguyên tắc xác định giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu của Chính phủ Trung Quốc là ngang bằng với giá quốc tế và không bù lỗ cho các DN kinh doanh xăng dầu [27].

Thuế nhập khẩu đối với dầu thô là thấp. Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm lọc dầu thấp hơn mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp Trung Quốc. Ngành xăng dầu Trung Quốc vẫn được bảo hộ so với ngành công nghiệp khác. Giấy phép và hạn ngạch vẫn được Chính phủ áp dụng đối với sản phẩm lọc dầu. Hệ thống đăng ký hạn chế định lượng áp dụng đối với dầu thô. Sự tham gia của các DN nước ngoài vào phân phối và bán lẻ bị hạn chế.

Trong tiến trình gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết mở cửa thị trường dầu khí. Cụ thể, Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, xóa giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và đấu thầu nhập khẩu vào năm 2004. Việc xóa bỏ hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu. Nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu tăng mạnh một phần do chênh lệch cung cầu về loại sản phẩm này trên thị trường, mặt khác, do sức cạnh tranh yếu của các sản phẩm nội địa. Để quản lý việc nhập khẩu các sản phẩm dầu thơ và các sản phẩm lọc dầu, chính phủ quy định dầu thô và các sản phẩm lọc dầu của nước ngồi sẽ khơng thể vào thị trường Trung Quốc mà không qua các DN nhà nước như SINOPEC và CNPC.

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w