Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối mới hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 101 - 106)

2015 25, 8 27,6 triệu tấn 2020 32, 7 36,5 triệu tấn

3.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối mới hoạt động kinh doanh xăng dầu

động kinh doanh xăng dầu

Tình hình xăng dầu thế giới biến đổi không ngừng nhất là hiện nay kinh tế thế giới cũng đang rơi vào suy thối. Cùng với tình hình thị trường xăng dầu trong nước đang nổi lên nhiều vấn đề. Có thể thấy được khoảng cách lớn giữa phương pháp lập kế hoạch kế thừa từ quá khứ và thực tế thị trường hiện nay. Do đó, Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với thị trường xăng dầu một cách thực sự. Cụ thể cần đổi mới một số cơ chế, chính sách sau:

Một là, Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách giá sao cho hợp lý.

Nhà nước trao quyền quyết định giá xăng dầu để góp phần tạo lập thị trường cạnh tranh là theo đúng cơ chế thị trường tuy nhiên việc trao quyền này khơng có nghĩa là Nhà nước “bng”, khơng quản lý giá xăng dầu. Doanh nghiệp được quyền quyết định giá nhưng vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của

Nhà nước. Về nguyên tắc, Nhà nước cần thực hiện 2 yêu cầu trong quản lý giá xăng dầu: (i) Một là, từng bước thị trường hóa nguyên tắc quản lý này để đảm bảo nguyên tắc thị trường và hội nhập trong quá trình phát triển và đổi mới kinh tế của Việt Nam; (ii) Hai là, cố gắng giữ ổn định trong điều kiện có thể để tránh những cú sốc tăng giá ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng mục tiêu quản lý khác của Nhà nước.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định về định hướng phát triển thị trường và đổi mới cơ chế, chính sách giá cả [31]: “Thực hiện

quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế”.

Trên cơ sở định hướng nêu trên, việc điều hành giá xăng, dầu trong thời gian tới cần quán triệt những nguyên tắc:

- Giá xăng, dầu phải được hình thành theo cơ chế thị trường. Theo nguyên tắc này, giá xăng dầu phải bù đắp đủ giá trị tái sản xuất, tức là đủ bù đắp các chi phí sản xuất, chi phí lưu thơng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hạch tốn kinh tế, mặt khác khuyến khích sử dụng xăng dầu hợp lý và tiết kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả xã hội.

- Phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa giá cả thị trường trong nước và giá thế giới. Mối quan hệ giữa giá trong nước với giá thế giới bao hàm cả quan hệ về mức, quá trình vận động và ổn định giá bán trong nước, giảm tối đa tần suất thay đổi giá để tạo điều kiện phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Muốn đảm bảo nguyên tắc này, cần tháo gỡ các rào cản về hành chính và kinh tế ngăn cản sự hội nhập của giá cả, làm sai lệch thước đo hiệu quả. Nguyên tắc hội nhập giá cũng đòi hỏi sự đồng bộ giữa các giải pháp giá với các giải pháp thị trường, nhất là việc tạo ra mặt bằng chung về giá tại các nước trong khu vực. Đặc biệt là cần chú ý tới mặt bằng giá đối với các nước có chung đường biên giới, tránh bn lậu xăng dầu qua biên giới.

- Tự do hóa, nhưng khơng thả nổi giá cả. Tư tưởng chủ đạo là vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên không thả nổi giá cả theo biến động tự phát

của thị trường, mà phải phát huy vai trò điều tiết của Nhà nước, giá xăng dầu phải phục vụ yêu cầu tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, cần có cơ chế ngăn ngừa những tác động gây bất lợi đối với sản xuất, lưu thông và đời sống của giá thị trường. Đối với khâu kinh doanh xăng dầu phải tiếp tục các hỗ trợ về dự trữ xăng dầu, nghiên cứu ứng dựng phục vụ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ cho cải tạo cơ sở hạ tầng, bến cảng, kho bãi, nơi mua bán, tạo điều kiện để giảm chi phí sản xuất và lưu thông; hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước và thực hành các phương thức giao dịch mới, hiệu quả. Trường hợp khi giá cả xăng dầu thế giới tăng đột biến thì cần thực hiện phương châm chia sẻ khó khăn tạm thời thơng qua việc điều chỉnh giá ở mức độ hợp lý.

- Giá xăng dầu phải khuyến khích việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Đổi mới về giá cũng cần phải xem xét mối tương quan giữa các loại nhiên liệu có khả năng thay thế, nhằm định hướng tiêu dùng, sử dụng tiết kiệm năng lượng, có lợi cho người tiêu dùng, có lợi cho nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.

Hai là, Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách thuế. Đối với các loại

thuế, việc đánh thuế vào nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu là hoàn toàn cần thiết và hợp lý trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên việc xác định chính xác loại thuế và thuế suất sẽ địi hỏi các cơ quan liên quan nâng cao nghiên cứu để có thể đưa ra được những chính sách hợp lý.

Nhà nước cần đổi mới cơ chế điều hành thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình cam kết cắt giảm thuế trong điều kiện Việt Nam đã có Nhà máy lọc dầu. Cần phải đổi mới cánh tính thuế nhập khẩu một cách căn bản, phù hợp với lộ trình cam kết giảm thuế của Chính phủ. Nên giảm khung thuế nhập khẩu xuống cịn khoảng từ 0% - 10% thay vì 0% - 40% như hiện nay. Phần giảm thuế nhập khẩu sẽ được thu bằng các khoản thu mới dưới hình thức các khoản phí hoặc thuế sử dụng xăng dầu.Nếu như vậy, có thể vừa đáp ứng nguồn thu, vừa phù hợp với lộ trình cam kết giảm thuế, vừa tạo ra sự

bình đẳng trong kinh doanh từ hai nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, có thể chuyển thuế tiêu thụ đặc biệt từ khâu nhập khẩu sang khâu tiêu thụ.

Tuy nhiên, về nguyên tắc Nhà nước ln phải duy trì thu thuế nhập khẩu, chỉ điều chỉnh thuế khi cần can thiệp để bình ổn giá bán. Về mức thuế nhập khẩu, không điều chỉnh theo biến động giá mà giữ ổn định ít nhất trong một q và cơng bố hàng q để doanh nghiệp chủ động hoạch định chính sách kinh doanh và vận hành tăng giảm giá theo biến động của thị trường thế giới.

Xăng dầu là loại hàng hóa thiết yếu nhưng vẫn là hàng hóa có nhu cầu sử dụng khác các nhóm khác. Chính vì vậy, việc thu các khoản phí thơng qua giá xăng dầu nên được hạn chế, chỉ nên thu phí mơi trường và các loại phí trực tiếp liên quan đến tiêu dùng một đơn vị xăng dầu.

Ba là, Nhà nước cần ngăn chặn và xóa bỏ độc quyền trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Muốn thị trường xăng dầu vận hành theo đúng cơ chế thị trường

thì việc ngăn chặn và xóa bỏ độc quyền trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là hết sức cần thiết. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại tình trạng độc quyền.

Để ngăn chặn tình trạng cấu kết, độc quyền và để duy trì cạnh tranh lành mạnh một cách có hiệu quả, hầu hết các nền kinh tế thị trường đều thông qua đạo luật chống độc quyền. Tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt khi mở cửa thị trường xăng dầu, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng luật chống độc quyền, cụ thể hóa trong kinh doanh xăng dầu. Hiện nay, ở Việt Nam có Tổng cơng ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex chiếm 60%, ba doanh nghiệp khác là PV Oil, Petec, Saigon Petro chiếm hơn 20%. Như vậy trong 13 doanh nghiệp đầu mối thì có bốn DN đầu mối chiếm khoảng 80% thị phần cả nước. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối khác phát triển, đồng thời xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm sốt chi phí và vấn đề liên kết hình thành giá độc quyền.

Bốn là, Nhà nước cần điều chỉnh quản lý hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu. Để đảm bảo khơng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn xăng dầu và nhằm

ổn định nguồn cung, trong điều kiện nhà máy lọc đầu Dung Quất mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước, chính phủ cần tiếp tục duy trì hạn ngạch tối thiểu cho đến khi có sản phẩm của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (dự kiến có sản phẩm vào năm 2015). Đồng thời có quy định các DN đầu mối tự xây dựng và đăng ký kế hoạch kinh doanh tối thiểu hàng năm, bao gồm cả số lượng, chủng loại. Từ đó, Nhà nước giám sát, kiểm tra và kiểm sốt thật chặt chẽ và cần có chế tài xử lý mạnh đối với các DN đầu mối không đảm bảo được hạn ngạch đã quy định để đảm bảo duy trì mức dự trữ lưu thơng tối thiểu 30 ngày của các doanh nghiệp đầu mối, quy định về đảm bảo thường xuyên liên tục việc cung cấp xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ.

Năm là, Nhà nước cần tiến hành đổi mới quản lý hoạt động tạm nhập - tái xuất xăng dầu. Hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu đã đặt ra những vấn

đề cho thấy việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này còn lỏng lẻo, khơng kiểm sốt được nên đã gây thất thu một lượng thuế lớn cho nhà nước. Khi phát hiện ra lỗ hổng này, Nhà nước đã đưa ra lệnh cấm hoạt động tạm nhập - tái xuất xăng dầu qua đường biển. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế về chiều dài đường biển, bên cạnh đó có chính sách thu hút tàu nước ngồi cập cảng. Vì vậy việc phát triển dịch vụ trong đó có việc bán xăng dầu (theo hình thức tạm nhập - tái xuất) là rất cần thiết. Nếu bây giờ không cho bán xăng dầu cho tàu nước ngồi nữa thì tàu các nước sẽ phải mua ở nước khác, như vậy khơng thuận lợi thì chắc chắn tàu nước ngoài sẽ hạn chế vào nước ta. Chính vì vậy, Nhà nước nên cân nhắc để đưa ra cơ chế chính sách phù hợp để quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu qua đường biển, không nên cấm hẳn hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đưa ra các điều kiện cụ thể làm rào cản hạn chế hoạt động tạm nhập tái xuất, nên rút thời gian tạm nhập tái xuất từ 180 ngày xuống 30 ngày và cần quy định rõ tuyến đường vận chuyển, cửa khẩu được đi.

Một phần của tài liệu Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w