Nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp dừa Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 59)

Nguồn nguyên liệu dừa Số lƣợng Tỷ trọng %

Mua trực tiếp nông dân 0 0

Chỉ mua từ thương lái 0 0

Chỉ mua từ các đại lý, cơ sở sơ chế dừa 11 64,7

Mua từ cả thương lái và đại lý, cơ sở sơ

chế dừa 6 35,3

Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát thuộc nhóm 1, tức chỉ thu mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý và cơ sở sơ chế dừa trong tỉnh. Các đại lý và cơ sở sơ chế nguyên liệu này đều hoạt động với quy mô nhỏ, việc sơ chế hồn tồn theo phương pháp thủ cơng, khơng chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm trong quá trình sơ chế, bảo quản và vận chuyển, do đó nguồn nguyên liệu cơm dừa tươi khi đến nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp thường không đảm bảo được độ tươi, sạch và vệ sinh; ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm.

Ngoài tác động đến chất lượng nguyên liệu, việc thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian còn khiến cho giá mua cơm dừa tại nhà máy bị đẩy lên cao, tăng trung bình từ 500 - 1.000 đồng/trái, thậm chí những lúc cao điểm mức tăng lên đến 1.000 - 2.000 đồng/trái so với giá mua tại vườn dừa của nơng dân, do đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh về giá của thành phẩm trên thị trường.

Bên cạnh tình trạng thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian, các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh còn đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương lái Trung Quốc. Với ưu điểm về chất lượng, dừa Bến Tre trái lớn, cơm dừa dày, thơm và béo hơn dừa trồng tại Trung Quốc, diện tích dừa tập trung, cho

sản lượng lớn, cộng với hoạt động thu mua và vận chuyển bằng tàu lớn về nước khá thuận tiện; và thị trường tiêu thụ nội địa tại Trung Quốc rộng lớn, do đó nhu cầu thu mua dừa Bến Tre của thương lái Trung Quốc ngày càng gia tăng. Khi có nhu cầu, thương lái Trung Quốc mua giá cao để gom hàng, cao hơn giá mua của các doanh nghiệp trong tỉnh, khi đó nơng dân và các thương lái địa phương vì lợi ích trước mắt lại chuyển sang bán cho thương lái Trung Quốc thay vì cho các doanh nghiệp, dẫn đến nhà máy, xí nghiệp thiếu nguyên liệu cơm dừa tươi cho sản xuất.

Thêm vào đó, do đặc tính của cây dừa là trong năm có hai mùa thu hoạch là mùa chính và mùa phụ. Vào mùa chính trong khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, cây dừa cho trái nhiều, sản lượng tăng do đó nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong tỉnh tương đối ổn định. Ngược lại vào mùa phụ (còn gọi là mùa dừa treo) thường từ tháng 5 – 9 thì dừa lại cho rất ít trái, năng suất chỉ bằng 1/3 so với vụ chính, khi đó nguồn cung ngun liệu bị giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng bao gồm nhu cầu của thương nhân Trung Quốc mua hàng chở về tiêu thụ trong nước và nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dừa trong tỉnh làm cho tình trạng khủng hoảng nguyên liệu càng trở nên trầm trọng.

Như vậy, ta có thể thấy mặc dù các doanh nghiệp dừa của tỉnh đều đặt nhà máy tại các vùng ngun liệu có diện tích dừa cao nhất cả nước, nhưng tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó khăn rất lớn trong việc chủ động về nguồn nguyên liệu dừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

2.3.2.4. Trình độ cơng nghệ sản xuất chế biến

Ngành dừa Bến Tre đi sau các quốc gia khác như Philippines, Sri Lanka hàng chục năm do đó trình độ cơng nghệ chế biến các sản phẩm dừa cũng thua kém nhiều. Theo khảo sát của tác giả, hầu hết các doanh nghiệp dừa của Bến Tre đều sở hữu hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ ở mức trung bình (chiếm 64,7% số doanh nghiệp được khảo sát), một phần nhỏ phát triển lên mức hiện đại (29,4% số doanh nghiệp) và chỉ có 1 doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư nước ngồi đạt trình độ cơng nghệ rất hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giớ.

Bảng 2.8: Trình độ cơng nghệ sản xuất các sản phẩm dừa của các doanh nghiệp dừa tỉnh Bến Tre

Trình độ cơng nghệ sản xuất của

doanh nghiệp Số lƣợng Tỷ trọng % Rất hiện đại 1 5,9 Hiện đại 5 29,4 Trung bình 11 64,7 Lạc hậu 0 0 Rất lạc hậu 0 0 Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Đối với cơm dừa sấy - mặt hàng truyền thống và chủ lực của các doanh nghiệp dừa Bến Tre, trình độ cơng nghệ chế biến chỉ ở mức trung bình. Cơng nghệ sử dụng hiện tại đều dựa trên việc du nhập các dây chuyền công nghệ từ Sri Lanka, mặc dù vượt trội so với công nghệ của Bến Tre nhưng thực sự công nghệ này chỉ ở mức trung bình thế giới do đã được Sri Lanka sử dụng từ thập niên 50. Thêm vào đó, việc đầu tư cải tiến dây chuyền đều được thực hiện bởi lực lượng chuyên chế tạo thiết bị cơng nghệ cho ngành dừa ngay trong nước, do đó cơng nghệ chế biến sản phẩm ở đa số các nhà máy đều mang tính chất chắp vá, khơng đồng bộ và được đánh giá ở mức trung bình so với trình độ cơng nghệ của khu vực và thế giới.

Một điểm sáng về trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp chế biến cơm dừa sấy của tỉnh đó là tại Cơng ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu BTCO. Một kỹ sư của công ty đã chế tạo thành công dây chuyền công nghệ sấy tầng sơi thay thế hồn tồn thiết bị nhập khẩu vào năm 2008. Công nghệ mới này làm rút ngắn được thời gian sấy, hạn chế sự can thiệp thủ công của công nhân trong quá trình chế biến, giữ được chất lượng về màu, độ ẩm, mùi vị của sản phẩm cơm dừa sấy, đồng thời sản phẩm được đóng gói và vận chuyển trong thời gian dài cũng khơng bị vón cục, mốc hay chảy nước. Với những ưu điểm vượt trội trên, cùng với giá thành và chi phí lắp đặt cơng nghệ này có thể tiết kiệm rất nhiều so với các công

nghệ nhập khẩu; việc phổ biến dây chuyền công nghệ sấy tầng sơi góp phần cải thiện và nâng cấp trình độ cơng nghệ chế biến sản phẩm cơm dừa sấy của các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường Trung Đông.

Đối với mặt hàng sữa dừa, đây là chủng loại sản phẩm từ dừa có giá trị gia tăng cao, địi hỏi hàm lượng cơng nghệ kỹ thuật rất cao và hiện đại mà hiện nay chỉ có 2 trong số 17 doanh nghiệp đang hoạt động tại Bến Tre có thể sản xuất và xuất khẩu được. Đó là Cơng ty TNHH Thế Giới Việt – cơng ty 100% vốn nước ngồi với công suất tối đa 8.000 lít/giờ; và Cơng ty TNHH 1TV Chế biến dừa Lương Quới của tỉnh Bến Tre đã nghiên cứu, lắp đặt theo công nghệ Thái Lan và phát triển thành công sản phẩm sữa dừa với công suất tối đa khoảng 2.000 lít/giờ.

2.3.2.5. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu với khách hàng Trung Đông 2.3.2.5.1. Phương thức xuất khẩu: 2.3.2.5.1. Phương thức xuất khẩu:

Tất cả các doanh nghiệp dừa trong tỉnh đều chỉ sử dụng phương thức xuất khẩu tự doanh đối với khách hàng Trung Đơng. Theo đó có hai dạng khách hàng tại Trung Đông là các thương nhân trung gian và thương nhập khẩu trực tiếp.

Các thương nhân trung gian là nhóm khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp dừa Bến Tre, chiếm đến 70,6% số các doanh nghiệp được khảo sát. Các thương nhân trung gian này bao gồm các nhà mơi giới đóng vai trị là cầu nối giữa người bán và người mua thực sự và các công ty sản xuất các sản phẩm dừa có thương hiệu trên thế giới chuyên nhập khẩu sản phẩm dừa từ các nước, sau đó tiến hành đóng gói lại theo nhãn mác, thương hiệu của các công ty này để phân phối lại trong khu vực Trung Đơng.

Bên cạnh nhóm khách hàng truyền thống là các thương nhân trung gian, các nhà môi giới, 29,4% doanh nghiệp dừa của Bến Tre đã mở rộng thêm nhóm đối tượng khách hàng mới là các nhà nhập khẩu trực tiếp có nhu cầu phân phối, tiêu thụ các sản phẩm dừa với thương hiệu của chính nhà xuất khẩu tại Bến Tre. Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm khách hàng nhập khẩu trực tiếp này không cao, chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng số khách hàng của khu vực này. Với những đối tượng khách

hàng mới, các doanh nghiệp thường xuất trực tiếp từ số lượng hàng nhỏ đến lớn dần nhằm tối thiểu hóa những rủi ro có thể xảy ra trong q trình giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 59)