Giá xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa

2.3.1.3. Giá xuất khẩu

So sánh với mặt bằng chung về giá xuất khẩu trên thế giới thì ta có thể thấy giá xuất khẩu sản phẩm dừa của các doanh nghiệp trong tỉnh thường thấp hơn giá xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh như Philippines, Indonesia và Sri Lanka.

0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 2008 2009 2010 2011 2012 6T 2013

Biểu đồ 2.6: Giá xuất khẩu cơm dừa sấy trung bình năm của Bến Tre và một số quốc gia tiêu biểu

Đvt: USD/tấn

Nguồn: Tổng hợp từ The Cocommunity.Vol XLIII No. 6 - 1. June 2013; và các bản tin ngành dừa của Sở Công thương Bến Tre Qua biểu đồ trên ta có thể thấy giá xuất khẩu cơm dừa sấy của các doanh nghiệp Bến Tre thường thấp hơn giá cúa các quốc gia tiêu biểu về mặt hàng này trên thế giới. Trong năm 2012 giá xuất khẩu cơm dừa trung bình của các doanh nghiệp trong tỉnh là 1.224 USD/tấn, thấp hơn giá của Philippines – quốc gia có giá xuất khẩu cơm dừa sấy cao nhất thế giới, Indonesia và Sri Lanka lần lượt là 67%; 18,8% và 10,7%. Thoạt nhìn, giá xuất khẩu thấp hơn các nước khác đã tạo ra khả năng cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp trên thị trường Trung Đơng. Bởi vì một khi chất lượng sản phẩm giữa các nhà xuất khẩu khơng sai khác nhau nhiều thì giá xuất khẩu thấp hơn được xem là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Bến Tre.

Tuy nhiên, trên thực tế sản phẩm cơm dừa sấy của Philippines, Indonesia, Sri Lanka đã phần nào có tên tuổi và thương hiệu nhất định tại thị trường các nước Trung Đông, các sản phẩm này thường được xuất khẩu trực tiếp, tiếp cận ngay với khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thực sự. Trong khi đó, như đã phân tích ở các phần trên, sản phẩm cơm dừa sấy của doanh nghiệp Bến Tre chưa tạo được thương

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2010 2011 2012 5T/2013

Phiplippines (FOB Manila) Indonesia (FOB Jakarta/Surabaya) Sri Lanka (FOB Colombo) Bến Tre (FOB Ho Chi Minh)

hiệu riêng, phần lớn là xuất khẩu thông qua các thương nhân trung gian, các nhà môi giới hay các công ty chuyên sản xuất và phân phối cơm dừa sấy đã có thương hiệu. Mặc dù giá xuất khẩu ban đầu thấp hơn các đối thủ, nhưng thực tế sau khi qua các khâu trung gian thì giá cơm dừa sấy khi đến tay người tiêu dùng Trung Đông đã bị đội lên cao, cao hơn cả giá của các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác. Do đó trên thực tế khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm dừa nói chung cũng như của cơm dừa sấy nói riêng của các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế.

Như vậy, mặc dù Trung Đông được đánh giá là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho ngành dừa Bến Tre đầu tư phát triển, nhưng thực tế hoạt động xuất khẩu sản phẩm dừa Bến Tre sang thị trường này trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, chưa khai thác hết những tiềm năng của thị trường. Một số hạn chế như là: ngoài thị trường chủ lực là Ai Cập, sản lượng xuất khẩu vào các nước khác trong vùng còn rất thấp; giá xuất khẩu khá cạnh tranh nhưng khi nhập khẩu vào Trung Đông lại đội lên cao hơn giá các đối thủ; nguồn nguyên liệu không ổn định dẫn đến lượng hàng xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, chưa có khả năng đảm nhận những đơn hàng số lượng lớn; chưa xây dựng được thương hiệu tại Trung Đơng… Chính vì vậy, việc phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng ở mục sau giúp đánh giá chính xác và cụ thể hơn tình hình xuất khẩu, từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp và khả thi để khai thông thị trường Trung Đông cho ngành dừa Bến Tre.

2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông thời gian qua

2.3.2.1. Giới thiệu về mẫu khảo sát

Nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang thị trường Trung Đông trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dừa của tỉnh Bến Tre.

Cụ thể, tác giả đã trực tiếp gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 17 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre có xuất khẩu sang thị trường Trung Đơng. Trong đó có đến 15 doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơm dừa sấy, 2 doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu cả hai

mặt hàng là cơm dừa sấy và sữa dừa sang khu vực Trung Đơng, trong đó có 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Thái Lan).

Bên cạnh khảo sát bằng bảng câu hỏi, tác giả còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đại diện của 17 doanh nghiệp này nhằm tìm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp tại thị trường Trung Đông.

2.3.2.2. Cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm:

Các sản phẩm dừa của Bến Tre khá đa dạng về chủng loại, mặt hàng nhưng cho đến nay chỉ có hai sản phẩm dừa được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Trung Đông là cơm dừa sấy và sữa dừa, trong đó sữa dừa chỉ mới được phát triển trong những năm gần đây, được xuất khẩu đầu tiên thị trường Trung Đông với quốc gia nhập khẩu duy nhất là Ả Rập Saudi vào đầu năm 2013. Theo khảo sát, 88,2% số doanh nghiệp trong tỉnh có cơm dừa sấy là mặt hàng truyền thống chủ lực của mình tại Trung Đơng, 11,8% doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồng thời cả hai mặt hàng cơm dừa sấy và sữa dừa vào khu vực này.

Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm dừa sản xuất và xuất khẩu sang Trung Đông của các doanh nghiệp dừa Bến Tre

Sản phẩm dừa xuất khẩu sang Trung Đông của doanh nghiệp là

Số lƣợng Tỷ trọng %

Cơm dừa sấy 15 88,2

Sữa dừa 0 0

Cơm dừa sấy và sữa dừa 2 11,8

Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Chất lƣợng sản phẩm:

Đối với sữa dừa, sản phẩm này chỉ mới xuất khẩu thành công sang Trung Đông vào những tháng đầu năm 2013. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này đều đầu tư xây dựng hệ thống dây chuyền thiết bị theo công nghệ Thái Lan – một trong những nhà cung cấp công nghệ chế biến sữa dừa hàng đầu khu vực

châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên tồn thế giới. Theo từng nhóm nhu cầu tiêu dùng mà sản phẩm sữa dừa được chế biến theo hàm lượng chất béo tương ứng từ 7%, 12%, 17%, 22% và độ PH từ 6,5 – 6,9. Theo nhận định của các chuyên gia ngành dừa tại Bến Tre thì sản phẩm sữa dừa hiện nay hồn tồn đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của các nước, phù hợp với yêu cầu của thị trường Trung Đông cũng như không hề thua kém sản phẩm sữa dừa của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường các nước Trung Đông.

Đối với cơm dừa sấy, sản phẩm ln đảm bảo uy tín chất lượng cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, do dây chuyền công nghệ chế biến cơm dừa sấy chưa được đầu tư đúng mức và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo tính đồng nhất, dẫn đến thời gian bảo quản và sử dụng cơm dừa sấy khá ngắn chỉ trong vòng 1 năm, trong khi mặt hàng này của các đối thủ cạnh tranh khác như Sri Lanka thì thời gian sử dụng lên đến 2 năm. Đặc biệt đối với các thị trường có khoảng cách địa lý xa Việt Nam như khu vực Trung Đơng thì thời gian vận chuyển cũng như phân phối đến người sử dụng cuối cùng khá dài, do đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dừa trên thị trường quốc tế.

2.3.2.3. Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu dừa có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động chế biến, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Bến Tre. Để nắm rõ tình hình thực tế về nguyên liệu dừa, tác giả xin trình bày tổng quan về luồng chu chuyển của nguyên liệu dừa thông qua sơ đồ chuỗi giá trị dừa như sau.

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu Theo sơ đồ trên, đối với ngun liệu dừa khơ thì trước khi đến được các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, nó phải đi qua từ 2-3 tác nhân trung gian, đó là các nhà thu gom (hay cịn gọi là thương lái) và các cơ sở sơ chế dừa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất còn cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua dừa khô nguyên liệu với các thương lái Trung Quốc.

Theo khảo sát của tác giả, các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu dừa có thể được phân thành hai nhóm:

o Nhóm 1 (chiếm 64,7% số doanh nghiệp được khảo sát): bao gồm các doanh nghiệp chỉ mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý, cơ sở sơ chế trong tỉnh

o Nhóm 2: bao gồm các doanh nghiệp mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý, cơ sở sơ chế; và đồng thời mua nguyên liệu dừa trái khô từ các thương lái sau đó tự tổ chức sơ chế tại nhà máy.

Bảng 2.7: Nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp dừa Bến Tre

Nguồn nguyên liệu dừa Số lƣợng Tỷ trọng %

Mua trực tiếp nông dân 0 0

Chỉ mua từ thương lái 0 0

Chỉ mua từ các đại lý, cơ sở sơ chế dừa 11 64,7

Mua từ cả thương lái và đại lý, cơ sở sơ

chế dừa 6 35,3

Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát thuộc nhóm 1, tức chỉ thu mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý và cơ sở sơ chế dừa trong tỉnh. Các đại lý và cơ sở sơ chế nguyên liệu này đều hoạt động với quy mơ nhỏ, việc sơ chế hồn tồn theo phương pháp thủ cơng, khơng chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm trong quá trình sơ chế, bảo quản và vận chuyển, do đó nguồn nguyên liệu cơm dừa tươi khi đến nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp thường không đảm bảo được độ tươi, sạch và vệ sinh; ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm.

Ngoài tác động đến chất lượng nguyên liệu, việc thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian còn khiến cho giá mua cơm dừa tại nhà máy bị đẩy lên cao, tăng trung bình từ 500 - 1.000 đồng/trái, thậm chí những lúc cao điểm mức tăng lên đến 1.000 - 2.000 đồng/trái so với giá mua tại vườn dừa của nơng dân, do đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh về giá của thành phẩm trên thị trường.

Bên cạnh tình trạng thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian, các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh còn đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương lái Trung Quốc. Với ưu điểm về chất lượng, dừa Bến Tre trái lớn, cơm dừa dày, thơm và béo hơn dừa trồng tại Trung Quốc, diện tích dừa tập trung, cho

sản lượng lớn, cộng với hoạt động thu mua và vận chuyển bằng tàu lớn về nước khá thuận tiện; và thị trường tiêu thụ nội địa tại Trung Quốc rộng lớn, do đó nhu cầu thu mua dừa Bến Tre của thương lái Trung Quốc ngày càng gia tăng. Khi có nhu cầu, thương lái Trung Quốc mua giá cao để gom hàng, cao hơn giá mua của các doanh nghiệp trong tỉnh, khi đó nơng dân và các thương lái địa phương vì lợi ích trước mắt lại chuyển sang bán cho thương lái Trung Quốc thay vì cho các doanh nghiệp, dẫn đến nhà máy, xí nghiệp thiếu nguyên liệu cơm dừa tươi cho sản xuất.

Thêm vào đó, do đặc tính của cây dừa là trong năm có hai mùa thu hoạch là mùa chính và mùa phụ. Vào mùa chính trong khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, cây dừa cho trái nhiều, sản lượng tăng do đó nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong tỉnh tương đối ổn định. Ngược lại vào mùa phụ (còn gọi là mùa dừa treo) thường từ tháng 5 – 9 thì dừa lại cho rất ít trái, năng suất chỉ bằng 1/3 so với vụ chính, khi đó nguồn cung ngun liệu bị giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng bao gồm nhu cầu của thương nhân Trung Quốc mua hàng chở về tiêu thụ trong nước và nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dừa trong tỉnh làm cho tình trạng khủng hoảng nguyên liệu càng trở nên trầm trọng.

Như vậy, ta có thể thấy mặc dù các doanh nghiệp dừa của tỉnh đều đặt nhà máy tại các vùng ngun liệu có diện tích dừa cao nhất cả nước, nhưng tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó khăn rất lớn trong việc chủ động về nguồn nguyên liệu dừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

2.3.2.4. Trình độ cơng nghệ sản xuất chế biến

Ngành dừa Bến Tre đi sau các quốc gia khác như Philippines, Sri Lanka hàng chục năm do đó trình độ cơng nghệ chế biến các sản phẩm dừa cũng thua kém nhiều. Theo khảo sát của tác giả, hầu hết các doanh nghiệp dừa của Bến Tre đều sở hữu hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ ở mức trung bình (chiếm 64,7% số doanh nghiệp được khảo sát), một phần nhỏ phát triển lên mức hiện đại (29,4% số doanh nghiệp) và chỉ có 1 doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư nước ngồi đạt trình độ cơng nghệ rất hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giớ.

Bảng 2.8: Trình độ cơng nghệ sản xuất các sản phẩm dừa của các doanh nghiệp dừa tỉnh Bến Tre

Trình độ cơng nghệ sản xuất của

doanh nghiệp Số lƣợng Tỷ trọng % Rất hiện đại 1 5,9 Hiện đại 5 29,4 Trung bình 11 64,7 Lạc hậu 0 0 Rất lạc hậu 0 0 Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Đối với cơm dừa sấy - mặt hàng truyền thống và chủ lực của các doanh nghiệp dừa Bến Tre, trình độ cơng nghệ chế biến chỉ ở mức trung bình. Cơng nghệ sử dụng hiện tại đều dựa trên việc du nhập các dây chuyền công nghệ từ Sri Lanka, mặc dù vượt trội so với công nghệ của Bến Tre nhưng thực sự cơng nghệ này chỉ ở mức trung bình thế giới do đã được Sri Lanka sử dụng từ thập niên 50. Thêm vào đó, việc đầu tư cải tiến dây chuyền đều được thực hiện bởi lực lượng chuyên chế tạo thiết bị cơng nghệ cho ngành dừa ngay trong nước, do đó cơng nghệ chế biến sản phẩm ở đa số các nhà máy đều mang tính chất chắp vá, không đồng bộ và được đánh giá ở mức trung bình so với trình độ cơng nghệ của khu vực và thế giới.

Một điểm sáng về trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp chế biến cơm dừa sấy của tỉnh đó là tại Cơng ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu BTCO. Một kỹ sư của công ty đã chế tạo thành công dây chuyền công nghệ sấy tầng sơi thay thế hồn tồn thiết bị nhập khẩu vào năm 2008. Công nghệ mới này làm rút ngắn được thời gian sấy, hạn chế sự can thiệp thủ công của công nhân trong quá trình chế biến, giữ được chất lượng về màu, độ ẩm, mùi vị của sản phẩm cơm dừa sấy, đồng thời sản phẩm được đóng gói và vận chuyển trong thời gian dài cũng khơng bị vón cục, mốc hay chảy nước. Với những ưu điểm vượt trội trên, cùng với giá thành và chi phí lắp đặt cơng nghệ này có thể tiết kiệm rất nhiều so với các công

nghệ nhập khẩu; việc phổ biến dây chuyền công nghệ sấy tầng sơi góp phần cải thiện và nâng cấp trình độ cơng nghệ chế biến sản phẩm cơm dừa sấy của các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường Trung Đông.

Đối với mặt hàng sữa dừa, đây là chủng loại sản phẩm từ dừa có giá trị gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 49)