Căn cứ đề xuất giải pháp xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 69)

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang thị trƣờng Trung Đông trƣờng Trung Đông

Nhu cầu thế giới

Sau những phản ứng tiêu cực vào những năm 1980 khi dừa được xem là nguyên nhân gây ra bệnh tim, những năm gần đây đã có nhiều bằng chứng khoa học minh chứng những cơng dụng và lợi ích của dừa và các sản phẩm dừa đối với sức khỏe con người. Theo đánh giá của APCC, nhu cầu sử dụng sản phẩm dừa đang leo thang trở lại trong chế độ ăn của người tiêu dùng châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và một số quốc gia khác do dừa được xem là thực phẩm nguyên chất và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Nguồn cung sản phẩm dừa của các nước

Về nguồn cung các sản phẩm dừa trên thế giới hiện nay cũng có nhiều chuyển biến. Các nước thành viên của APCC cũng đồng thời là các nhà cung cấp sản phẩm dừa hàng đầu thế giới như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka đã có nhiều thành cơng trong triển khai các chương trình trồng và trồng lại dừa, thay thế các vườn dừa cũ, cằn cỗi bằng những giống dừa mới cho năng suất cao hơn. Như vậy nguồn cung nguyên liệu dừa trái cung cấp cho hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm dừa của các nước này sẽ gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dừa ngày càng tăng cao.

Nguồn cung sản phẩm dừa của Bến Tre

Riêng đối với Bến Tre hiện nay, diện tích dừa tồn tỉnh tính đến tháng 3/2013 đạt 58.441 ha, tăng 4,6% so với cùng kỳ, ngày càng được đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ giúp gia tăng năng suất dừa hàng năm, phục vụ cho công nghiệp chế biến sản phẩm dừa.

Trong đề án “Định hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt, công

nghiệp chế biến sản phẩm dừa cùng với công nghiệp chế biến thủy sản được xác định là hai ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Theo đó cơng nghiệp chế biến các sản phẩm dừa cần phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tồn ngành khoảng 15%/năm, ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao như cơm dừa sấy chất lượng cao, sữa dừa, nước dừa đóng lon, than hoạt tính, kẹo dừa cơng nghiệp và các sản phẩm sau chỉ xơ dừa; hạn chế tối đa việc xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm ngành dừa. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa trong tỉnh cần đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản

phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông trong thời gian qua với những điểm mạnh và

điểm yếu như trình bày ở chương 2 chính là cơ sở quan trọng nhất cho việc đề ra các giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 69)