Khó khăn khi thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 73)

3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang

3.3.1.5. Khó khăn khi thực hiện

Để thực hiện tốt giải pháp về nguồn nguyên liệu cần phải khắc phục những khó khăn sau:

 Sự liên kết giữa các doanh nghiệp dừa, cũng như giữa doanh nghiệp với nơng dân trong tỉnh cịn rất yếu, do đó việc xây dựng và duy trì chuỗi liên kết này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.

 Người nơng dân chưa có thói quen sử dụng hợp đồng trong giao dịch mua bán do đó các doanh nghiệp cũng như hiệp hội dừa cần cố gắng giải thích và hướng nơng dân theo hình thức ký kết hợp đồng. Khi đó, các điều khoản hợp đồng phải dễ hiểu, rõ ràng và có sự bàn bạc, đồng thuận của nông dân; tránh việc quá khắt khe, chèn ép nơng dân để có thể duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.

 Các doanh nghiệp thường ngại ký kết hợp đồng với nơng dân bởi vì thường rất khó nhận được sự hỗ trợ pháp lý từ chính quyền địa phương trong việc xử lý nông dân vi phạm hay phá hủy hợp đồng

Về dài hạn:

Tham khảo những mơ hình phát triển thành cơng của ngành dừa một số nước có những đặc điểm ngành khá giống với ta như Sri Lanka, Ấn Độ…; tác giả đề xuất trong dài hạn cần huy động và tập trung các cơ sở sơ chế, các nhà máy chế biến dừa trong tỉnh Bến Tre thành khu phức hợp, được đặt trong khu/cụm cơng nghiệp thích hợp tại địa bàn tỉnh. Với một số dự án khu/cụm công nghiệp đang và sẽ được mở rộng đầu tư tại tỉnh Bến Tre, tác giả nhận thấy cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Phong Nẫm tại địa phận huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. Một số ưu điểm nổi bật của việc thiết lập khu phức hợp tại cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Phong Nẫm là:

 Mục tiêu của cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp này nhằm thu hút các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, nhất là ngành dừa, nhằm giảm thiểu gây ô nhiễm mơi trường, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế lao động một cách bền vững.

 Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến dừa nhận được một số ưu đãi và các thông tin hỗ trợ đầu tư hạ tầm cụm bao gồm giá thuê đất, thời hạn thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và hỗ trợ một số thủ tục hành chính khác.

 Về cơ sở giao thông hạ tầng, khu vực cụm nằm trên trên các trục đường chính của huyện, cũng như tiếp giáp kênh Chẹt Sậy do đó đảm bảo vận chuyển hàng từ hàng rào cụm đến cầu Rạch Miễu, đến các tỉnh thành khác được nhanh chóng và thuận tiện.

 Cho đến nay đã có 2 doanh nghiệp sản xuất chỉ xơ dừa của tỉnh là Công ty TNHH Ươm mầm xanh và công ty Cổ phần sản xuất chế biến chỉ xơ dừa 25/8 đã xây dựng nhà máy tại cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp này, đây được xem là bước khởi đầu cho việc quy hoạch tập trung các nhà máy, cơ sở sơ chế - chế biến dừa vào cụm.

Giải pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực về lâu dài cho doanh nghiệp như:

 Rút ngắn thời gian chuyển giao nguyên liệu từ khâu sơ chế đến khâu tiếp nhận nguyên liệu, đưa vào quy trình sản xuất thành phẩm. Nếu như trong ngắn hạn, giải pháp được đưa ra là một số doanh nghiệp tham gia mơ hình liên kết sẽ xây dựng riêng cơ sở sơ chế, từ đó sẽ vận chuyển nguyên liệu đến các nhà máy nằm ở nhiều địa điểm khác nhau; thì giải pháp dài hạn khi tập trung cơ sở sơ chế và chế biến vào cùng một cụm công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được một phần về chi phí vận chuyển, và quan trọng hơn hết là đảm bảo chất lượng nguyên liệu được kiểm soát tốt nhất, tránh bị bẩn, biến chất hay nhiễm khuẩn do việc bảo quản và vận chuyển không được đảm bảo.

 Góp phần thiết lập và duy trì liên kết dọc giữa cơ sở sơ chế nguyên liệu và các nhà máy, doanh nghiệp chế biến; cũng như liên kết ngang giữa các các doanh nghiệp ngành dừa lại với nhau; tạo chuỗi liên kết bền vững hơn; từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dừa Bến Tre so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

 Trong hoạt động sản xuất các sản phẩm dừa, các chất thải, các phụ phẩm phát sinh trong quá trình chế biến cơm dừa sấy, sữa dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa… thường ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, do đó các cơ quan ban ngành tỉnh đã và đang có chủ trương khuyến khích và từng bước di dời các nhà máy này vào các khu vực ngoại thành, xa khu vực đông dân cư như các cụm công nghiệp đảm bảo môi trường sống cho người dân. Do đó thực hiện giải pháp này cịn góp phần thể hiện sự tuân thủ và chấp hành tốt những quy định của Nhà nước và cơ quan địa phương, đồng thời sẽ không phải đối mặt với việc thanh tra thường xuyên về môi trường tại các nhà máy, và như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên để phát huy hiệu quả thì giải pháp này địi hỏi cần phải có thời gian cũng như những điều kiện cần thiết nhất định. Như phân tích ở chương 2, tính bất ổn của nguồn nguyên liệu dừa đang là vấn đền nan giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của tất cả các doanh nghiệp dừa trong thời gian qua. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp trước mắt cũng như cần thiết là phải xây dựng

mơ hình liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp. Khi mơ hình đạt được thành cơng, tức nguồn ngun liệu có thể kiểm sốt được thì khi đó các doanh nghiệp mới mạnh dạn chuyển hướng phát triển, đầu tư chi phí để di chuyển hay xây mới các nhà máy trong cụm công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành dừa Bến Tre cũng như cho riêng bản thân doanh nghiệp.

3.3.2. Giải pháp về hoạt động Marketing và xây dựng thƣơng hiệu, đặc biệt chú trọng hình thức thƣơng mại điện tử

3.3.2.1. Mục tiêu đề ra giải pháp

Với thực trạng sản phẩm dừa Bến Tre chỉ thâm nhập vào Trung Đông thông qua lực lượng thương nhân trung gian, hầu hết người tiêu dùng trực tiếp không biết đến thương hiệu sản phẩm dừa Bến Tre. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Đơng, cũng như có thể cạnh tranh với các tên tuổi lớn trong ngành dừa như Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan… thì nhất thiết các doanh nghiệp dừa phải tập trung vào hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu tại Trung Đông.

Mục tiêu đề ra của giải pháp này là:

 Doanh nghiệp xây dựng và tăng cường hiệu quả của hoạt động marketing, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm dừa trên thị trường Trung Đông của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dừa Bến Tre.

 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm dừa Bến Tre và các doanh nghiệp dừa Bến Tre, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu dừa Bến Tre trên thị trường Trung Đông.

3.3.2.2. Nội dung giải pháp

Các doanh nghiệp cần thiết lập phòng Marketing, đồng thời tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhằm chịu trách nhiệm duy trì và đẩy mạnh hoạt động marketing, tạo dựng thương hiệu và uy tín doanh nghiệp trên thị trường, nhất là thị trường Trung Đông. Một số các hoạt động cần chú trọng như là: thiết lập website, gửi thư, brochure chào giá, giới thiệu sản phẩm mới cho các khách hàng, tham gia hội chợ trong nước, quốc tế về ngành hàng

và đặc biệt là khai thác ưu thế của hình thức thương mại điện tử đang rất phổ biến tại Trung Đông.

3.3.2.3. Các bước thực hiện

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần xây dựng riêng phòng marketing và tuyển dụng hoặc thuyên chuyển nội bộ cho phòng ban này từ 1 - 2 nhân viên, tuy nhiên phải đảm bảo đội ngũ nhân viên marketing phải có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm về marketing, am hiểu sản phẩm, thị trường và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi hoạt động của phòng marketing đi vào quỹ đạo, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, có xu hướng mở rộng hoạt động thì khi đó doanh nghiệp có thể mở rộng thêm số lượng nhân viên của phòng marketing. Như vậy các doanh nghiệp đã bước đầu có được sự đầu tư và phát triển đúng hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.

Một trong những hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao cũng như kiểm sốt được chi phí đó chính là thơng qua website doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp dừa cần phải thiết lập cũng như cập nhật thường xuyên thông tin doanh nghiệp, sản phẩm của mình trên trang web để khách hàng có thể dễ dàng truy cập và nắm bắt thông tin. Website được thiết kế với hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ trực tiếp và trực tuyến cho những khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, các dấu hiệu, logo của các chứng chỉ chất lượng quan trọng như Halal cần được doanh nghiệp thể hiện ở những vị trí dễ nhận diện nhằm tạo sự chú ý và thiện cảm từ khách hàng Trung Đông nếu doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ này.

Đối với các doanh nghiệp chưa được chứng nhận Halal, cần tham khảo ý kiến, kinh nghiệm thực hiện từ những doanh nghiệp đã được cấp Halal để hồn thiện quy trình, cũng như nắm bắt những yêu cầu, thủ tục cần thiết, sau đó tiến hành liên hệ với Văn phòng Chứng nhận Halal HCA - tổ chức chứng thực Halal đầu tiên tại Việt Nam được thừa nhận trong cộng đồng Hồi giáo quốc tế để đăng ký cấp chứng chỉ. Đồng thời mỗi năm doanh nghiệp chi khoảng 50 - 60 triệu đồng để duy trì hiệu lực cho chứng chỉ Halal này.

Bên cạnh, các doanh nghiệp có thể gửi thư, catalogue và brochure chào hàng, giới thiệu sản phẩm mới cho các khách hàng truyền thống cũng như khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng cơ hội giao thương với các đối tác khu vực Trung Đông.

Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường; cũng như giao lưu, hợp tác với các khách hàng Trung Đông thông qua việc tham gia các hội chợ quốc tế về ngành hàng nông sản, thực phẩm. Hội chợ tốt nhất đối với hàng nông sản là hội chợ mùa thu vào tháng giêng và hội chợ mùa xuân vào tháng năm hàng năm. Thông tin chi tiết về hai hội chợ này có trong www.alfajer.net . Thơng thường các nước Trung Đông thường là các quốc gia đăng cai tổ chức các hội chợ có quy mơ khu vực và thế giới điển hình như là Ai Cập, UAE… Mặc dù được sự hỗ trợ một phần kinh phí từ các cơ quan Nhà nước hay các hiệp hội ngành hàng nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành dừa Bến Tre vẫn khơng đủ kinh phí tham gia các kỳ hội chợ này.

Chính từ thực trạng trên, tác giả đề xuất thay vì tham gia hội chợ nước ngồi thì các doanh nghiệp dừa Bến Tre có thể tổ chức các hội chợ tại địa phương và mời các thương nhân, các khách hàng Trung Đông đến dự. Thực tế, Malaysia đã thực hiện thành cơng hình thức này, theo đó Cơ quan xúc tiến thương mại Malaysia (Matrade) đã đài thọ một số chi phí và tìm đối tác là các nhà nhập khẩu lớn của UAE vào Malaysia để gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu nước này. Như vậy các doanh nghiệp dừa Bến Tre có thể áp dụng hình thức này tại Festival dừa – lễ hội và

hội chợ về các sản phẩm dừa lớn nhất tỉnh Bến Tre cũng như cả nước. Theo đó các doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Sở Cơng thương, hiệp hội dừa Bến Tre cũng như các nhà tài trợ khác; khi đó chi phí bỏ ra cho hội chợ trong nước này sẽ thấp hơn so với khi tham gia hội chợ quốc tế nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nếu như doanh nghiệp biết chủ động và nhanh nhạy nắm bắt cơ hội giao lưu, quảng bá và xây dựng quan hệ với các đối tác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chú trọng và phát triển hình thức thương mại điện tử. Hình thức này hiện đang rất phổ biến tại các nước Trung Đông, đặc biệt là các nước khối GCC như UAE. Với hình thức marketing này, ngoài việc thường

xuyên cập nhật thông tin trên website doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ sinh thái động cho website của mình nhằm tăng khả năng tiếp cận, mở rộng các đối tượng khách hàng trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Trung Đơng. Một số hoạt động cụ thể như là:

 Thực hiện các bài quảng cáo về sản phẩm và doanh nghiệp trên website của hiệp hội dừa Bến Tre, hiệp hội Dừa Việt Nam, hiệp hội Rau Quả Việt Nam, …

 Thực hiện các bài viết với nội dung về xu hướng tiêu dùng, tư vấn sức khỏe hay hướng dẫn nấu ăn có liên quan đến mặt hàng dừa, sau đó chèn thơng tin về sản phẩm và thông tin về các doanh nghiệp. Đặc biệt, để khai thác thị trường mục tiêu Trung Đơng, doanh nghiệp có thể tạo thêm các bài viết về thói quen, xu hướng tiêu dùng các thực phẩm, nơng sản chế biến (trong đó có thực phẩm làm từ dừa) của chính những người dân vùng Trung Đông trên các trang blog, trang điện tử cộng đồng.

 Một điều cần chú ý là nội dung phải được trình bày bằng tiếng Anh và nên có thêm tiếng Ả Rập để gia tăng hiệu quả truyền thông, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác đặt ra cho nhân viên marketing các doanh nghiệp đó là hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Trung Đông. Trong đó nghiên cứu về thị hiếu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm dừa là rất cần thiết. Theo như nghiên cứu của tác giả, chất lượng sản phẩm dừa Bến Tre không thua kém các đối thủ nước ngồi tuy nhiên lại ít được khách hàng Trung Đơng ưa chuộng bởi vì bao bì, mẫu mã sản phẩm chưa phù hợp với thị hiếu người Trung Đơng. Theo đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, đa dạng hóa các kích cỡ bao bì phù hợp cho từng loại nhu cầu. Cụ thể các loại cỡ 50 kg; 25 kg; 9,6 kg cho các lô hàng xuất khẩu lớn và chủ yếu dành cho các khách hàng trung gian; đồng thời cần thiết kế thêm các kích cỡ nhỏ hơn như 1 kg; 0,5 kg nhằm tạo sự thuận tiện cho sản phẩm khi trưng bày trong các hệ thống phân phối bán lẻ, các chuỗi các siêu thị, cửa hàng… cũng như giúp khách hàng có nhu cầu sử dụng thực sự dễ lựa chọn và sử dụng trong tiêu dùng hàng ngày.

3.3.2.4. Lợi ích dự kiến

 Hoạt động marketing của doanh nghiệp được quan tâm đầu tư đúng mức sẽ giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm dừa của các doanh nghiệp Bến Tre trên thị trường Trung Đông.

 Vận dụng linh hoạt các hình thức, các hoạt động marketing thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm sốt được chi phí đầu tư cho mảng marketing nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp mình.

 Một khi xây dựng được thương hiệu riêng, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng các đối tượng khách hàng khác nhau, tăng tỷ trọng của nhóm khách hàng nhập khẩu trực tiếp theo thương hiệu dừa của doanh nghiệp Bến Tre, khi đó giá xuất khẩu sẽ cao hơn, thị trường đầu ra ổn định hơn, từ đó giúp gia tăng doanh thu, mang lại nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp.

3.3.2.5. Khó khăn khi thực hiện

 Như phân tích ở phần thực trạng, nhiều doanh nghiệp dừa trong tỉnh chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing, của việc xây dựng thương hiệu đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, do đó chưa có quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động này, cịn nếu có thì phạm vi và mức độ thực hiện cũng còn rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 73)