Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)

2.2. Khái quát chung về Trung Đông và thị trƣờng dừa của Trung Đông

2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm dừa Bến Tre được nhập khẩu vào Trung Đông hiện nay là cơm dừa sấy và sữa dừa. Do đó đối thủ cạnh tranh của ngành dừa Việt Nam cũng như của riêng tỉnh Bến Tre cũng xoay quanh các nhà xuất khẩu cơm dừa sấy và sữa dừa vào khu vực này.

Sri Lanka:

Tổng diện tích trồng dừa của Sri Lanka tính đến năm 2012 là 411.610 ha, lớn gấp 3,6 lần diện tích dừa của Việt Nam và gấp 7 lần diện tích dừa của riêng tỉnh Bến Tre. Dừa được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc, Bắc và Nam Sri Lanka. Quốc gia này được sự hỗ trợ và đầu tư rất lớn từ phía chính phủ, Ủy ban Phát triển Dừa Sri Lanka trong việc mở rộng diện tích trồng dừa và ứng dụng khoa học cơng nghệ giúp nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm dừa.

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu cơm dừa sấy của Sri Lanka thì Trung Đơng là giữ vai trị là thị trường chủ lực với thị phần luôn chiếm từ 40 - 50%. Sri Lanka có lịch sử phát triển ngành cơng nghiệp dừa khá sớm từ những năm 1970, dẫn đến trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, chế biến và xuất khẩu đều đi trước Việt Nam, do đó chất lượng sản phẩm đều vượt trội và chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước phát triển ngành dừa tiếp theo sau như Việt Nam cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng. Đồng thời Sri Lanka cũng đã xây dựng được thương hiệu trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm dừa và nhất là cơm dừa sấy hàng đầu thế giới, trong khi cơm dừa sấy của ta chưa xây dựng được thương hiệu, phải bán thông qua nhiều nhà môi giới trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng.

Đối với mặt hàng sữa dừa, Sri Lanka là một trong những đối thủ khá mạnh. Vào năm 1990 Sri Lanka đã nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới là nước dừa và sữa dừa có giá trị gia tăng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường. Đặc biệt là sữa dừa, đây là sản phẩm được làm từ cơm dừa với độ tinh luyện cao hơn, khả năng sử dụng tiện lợi hơn so với cơm dừa sấy, cho nên rất được thị trường Trung Đông ưa chuộng. Trong khi đó, ngay tại thủ phủ dừa của Việt Nam là tỉnh Bến Tre với hơn 20 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dừa thì chỉ mới có hai doanh nghiệp bắt đầu triển khai nghiên cứu, đầu tư công nghệ phát triển mặt hàng sữa dừa vào xuất khẩu sang Trung Đông đầu tiên vào năm 2013 với thị trường duy nhất là Ả Rập Saudi. Như vậy với lợi thế của người dẫn đầu, đi trước về trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm cũng như nắm bắt được xu hướng phát triển của các dịng sản phẩm dừa trên thị trường thế giới thì Sri Lanka là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của ngành dừa Bến Tre.

Philippines:

Philippines là nhà xuất khẩu cơm dừa sấy đứng đầu thế giới từ nhiều năm qua. Sản phẩm cơm dừa sấy của Philippines đã chiếm lĩnh và xây dựng thương hiệu ở hầu hết các thị trường lớn về sản phẩm dừa của thế giới như châu Âu, Á, Hoa Kỳ, Trung Đông… Đồng thời giá xuất khẩu cơm dừa sấy của Philppines (FOB Manila) còn được chọn làm giá xuất khẩu của thế giới.

Ngoài lợi thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh về diện tích canh tác dừa, Philippines còn quản lý rất tốt nguồn dừa nguyên liệu này thông qua cơ chế cấm xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, cơm dừa không được xuất khẩu dạng thô mà phải qua chế biến các thành phẩm như cơm dừa sấy, sữa dừa. Chính vì vậy Philippines ln đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dừa. Trong khi đó, ngành dừa Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng vẫn khơng kiểm sốt được nguồn ngun liệu, dẫn đến khả năng cạnh tranh so với các đối thủ như Philippines cịn rất hạn chế.

Tóm lại, qua nghiên cứu những đặc điểm của Trung Đông cũng như thị trường dừa của khu vực này, ta hồn tồn có thể đánh giá được Trung Đơng là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại hiệu quả cao cho ngành dừa Bến Tre. Một số điểm nổi bật của thị trường này như là: nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm dừa vô cùng lớn, sản lượng nhập khẩu sản phẩm dừa luôn gia tăng ổn định qua các năm; là thị trường tương đối dễ tính nên quy chế quản lý nhập khẩu sản phẩm dừa không quá khắt khe; đồng thời Trung Đông là cửa ngõ quan trọng giúp thâm nhập các thị trường lân cận như Tây Nam Á, châu Phi…

Tuy nhiên, để thâm nhập và phát triển thành cơng tại khu vực này, nó địi hỏi các nhà xuất khẩu sản phẩm dừa như Bến Tre cần lưu ý giải quyết một số khó khăn như rủi ro về bất ổn chính trị; khác biệt lớn trong văn hóa, tập quán thương mại; và hơn hết đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có thương hiệu,uy tín chất lượng và kinh nghiệm thâm nhập vào Trung Đông hơn hẳn Việt Nam cũng như riêng Bến Tre, đó là Sri Lanka, Philippines.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)