Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 56)

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa

2.3.2.3. Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu dừa có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động chế biến, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Bến Tre. Để nắm rõ tình hình thực tế về nguyên liệu dừa, tác giả xin trình bày tổng quan về luồng chu chuyển của nguyên liệu dừa thông qua sơ đồ chuỗi giá trị dừa như sau.

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu Theo sơ đồ trên, đối với ngun liệu dừa khơ thì trước khi đến được các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, nó phải đi qua từ 2-3 tác nhân trung gian, đó là các nhà thu gom (hay cịn gọi là thương lái) và các cơ sở sơ chế dừa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất còn cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua dừa khô nguyên liệu với các thương lái Trung Quốc.

Theo khảo sát của tác giả, các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu dừa có thể được phân thành hai nhóm:

o Nhóm 1 (chiếm 64,7% số doanh nghiệp được khảo sát): bao gồm các doanh nghiệp chỉ mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý, cơ sở sơ chế trong tỉnh

o Nhóm 2: bao gồm các doanh nghiệp mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý, cơ sở sơ chế; và đồng thời mua nguyên liệu dừa trái khô từ các thương lái sau đó tự tổ chức sơ chế tại nhà máy.

Bảng 2.7: Nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp dừa Bến Tre

Nguồn nguyên liệu dừa Số lƣợng Tỷ trọng %

Mua trực tiếp nông dân 0 0

Chỉ mua từ thương lái 0 0

Chỉ mua từ các đại lý, cơ sở sơ chế dừa 11 64,7

Mua từ cả thương lái và đại lý, cơ sở sơ

chế dừa 6 35,3

Tổng số 17 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát thuộc nhóm 1, tức chỉ thu mua nguyên liệu cơm dừa tươi từ các đại lý và cơ sở sơ chế dừa trong tỉnh. Các đại lý và cơ sở sơ chế nguyên liệu này đều hoạt động với quy mơ nhỏ, việc sơ chế hồn tồn theo phương pháp thủ cơng, khơng chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm trong quá trình sơ chế, bảo quản và vận chuyển, do đó nguồn nguyên liệu cơm dừa tươi khi đến nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp thường không đảm bảo được độ tươi, sạch và vệ sinh; ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm.

Ngoài tác động đến chất lượng nguyên liệu, việc thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian còn khiến cho giá mua cơm dừa tại nhà máy bị đẩy lên cao, tăng trung bình từ 500 - 1.000 đồng/trái, thậm chí những lúc cao điểm mức tăng lên đến 1.000 - 2.000 đồng/trái so với giá mua tại vườn dừa của nơng dân, do đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh về giá của thành phẩm trên thị trường.

Bên cạnh tình trạng thu mua nguyên liệu qua nhiều tầng nấc trung gian, các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh còn đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương lái Trung Quốc. Với ưu điểm về chất lượng, dừa Bến Tre trái lớn, cơm dừa dày, thơm và béo hơn dừa trồng tại Trung Quốc, diện tích dừa tập trung, cho

sản lượng lớn, cộng với hoạt động thu mua và vận chuyển bằng tàu lớn về nước khá thuận tiện; và thị trường tiêu thụ nội địa tại Trung Quốc rộng lớn, do đó nhu cầu thu mua dừa Bến Tre của thương lái Trung Quốc ngày càng gia tăng. Khi có nhu cầu, thương lái Trung Quốc mua giá cao để gom hàng, cao hơn giá mua của các doanh nghiệp trong tỉnh, khi đó nơng dân và các thương lái địa phương vì lợi ích trước mắt lại chuyển sang bán cho thương lái Trung Quốc thay vì cho các doanh nghiệp, dẫn đến nhà máy, xí nghiệp thiếu nguyên liệu cơm dừa tươi cho sản xuất.

Thêm vào đó, do đặc tính của cây dừa là trong năm có hai mùa thu hoạch là mùa chính và mùa phụ. Vào mùa chính trong khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, cây dừa cho trái nhiều, sản lượng tăng do đó nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong tỉnh tương đối ổn định. Ngược lại vào mùa phụ (còn gọi là mùa dừa treo) thường từ tháng 5 – 9 thì dừa lại cho rất ít trái, năng suất chỉ bằng 1/3 so với vụ chính, khi đó nguồn cung ngun liệu bị giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng bao gồm nhu cầu của thương nhân Trung Quốc mua hàng chở về tiêu thụ trong nước và nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dừa trong tỉnh làm cho tình trạng khủng hoảng nguyên liệu càng trở nên trầm trọng.

Như vậy, ta có thể thấy mặc dù các doanh nghiệp dừa của tỉnh đều đặt nhà máy tại các vùng ngun liệu có diện tích dừa cao nhất cả nước, nhưng tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó khăn rất lớn trong việc chủ động về nguồn nguyên liệu dừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 56)