Cơ cấu các sản phẩm dừa xuất khẩu của Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Năm Các sản phẩm dừa 2010 2011 2012 Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%)

Cơm dừa nạo sấy 20.813,34 31,88 43.975,04 33,86 29.948,58 31,81

Sản phẩm từ xơ dừa 30.733,58 47,08 38.400,15 29,57 21.817,46 23,17

Sữa dừa đóng lon 525,19 0,80 25.658,69 19,76 16.442,98 17,46

Than hoạt tính 870,00 1,33 6.814,63 5,25 10.759,16 11,43

Kẹo dừa 7.207,20 11,04 6.962,92 5,36 6.248,72 6,64

Than gáo dừa 2.345,69 3,59 2.357,14 1,82 2.281,56 2,42

Dầu dừa - 0,00 1.792,16 1,38 2.001,96 2,13 Bột sữa dừa 779,98 1,19 1.701,22 1,31 1.540,32 1,64 Mùn dừa 689,95 1,06 1.145,50 0,88 1.274,52 1,35 Thạch dừa 370,82 0,57 885,98 0,68 1.102,09 1,17 Mụn dừa ép viên 563,05 0,86 35,13 0,03 65,46 0,07 Khác 383,04 0,59 126,16 0,10 670,98 0,71 Tổng 65.281,84 100 129.854,72 100 94.153,79 100

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh ngành dừa năm 2010, 2011, 2012 - Sở Công thương Bến Tre

2.1.4. Thị trƣờng xuất khẩu

Các sản phẩm dừa Bến Tre đã xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Với việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dừa Bến Tre ngày càng thâm nhập sâu và rộng vào các thị trường truyền thống cũng như mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác.

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre Các sản phẩm dừa 2010 2011 2012 Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Asean 1.300,19 1,99 22.222,15 17,11 16.141,82 17,14 Đông Á 39.846,23 61,04 50.267,98 38,71 35.808,13 38,03 Trung Nam Á 4.893,86 7,50 2.544,94 1,96 2.244,46 2,38 Trung Đông 10.260,63 15,72 24.352,89 18,75 16.767,62 17,81 EU 4.422,32 6,77 17.679,16 13,61 9.341,37 9,92 Đông Âu 250,92 0,38 1.119,91 0,86 1.745,23 1,85 Nam Âu 20,80 0,03 89,40 0,07 1.695,93 1,80 Bắc Mỹ 1.888,04 2,89 4.363,36 3,36 1.950,07 2,07 Nam Mỹ 108,31 0,17 870,19 0,67 1.632,94 1,73 Châu Phi 2.842,24 4,35 5.222,78 4,02 5.807,21 6,17

Châu Đại Dương 17,75 0,03 385,55 0,30 756,12 0,80

Khác 569,46 0,87 736,40 0,57 262,89 0,28

Tổng 65.281,84 100 129.854,72 100 94.153,79 100

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh ngành dừa năm 2010, 2011, 2012 - Sở Công thương Bến Tre Qua bảng cơ cấu thị trường, ta có thể nhận thấy châu Á là thị trường truyền thống của các sản phẩm dừa Bến Tre trong những năm qua chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, tập trung chủ yếu là thị trường Asean và các nước Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Hông Kông và Trung Quốc. Các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường này là cơm dừa sấy, thạch dừa, chỉ xơ dừa, kẹo dừa, bột sữa dừa, than gáo dừa, mụn dừa…

Với định hướng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, mặt hàng dừa Bến Tre đang chuyển hướng đẩy mạnh vào thị trường mục tiêu châu Âu, Trung Đông cũng như mở rộng sang các thị trường tiềm năng như châu Mỹ và châu Phi. Đối với thị trường châu Âu mà chủ yếu là thị trường chung EU, chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng khá khắt khe như cơm dừa sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng lon, nước dừa uống đóng hộp, than hoạt tính. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa từ 4,4 triệu USD năm 2010 tăng gần

300% lên đến 17,7 triệu USD vào năm 2011, nhưng đến năm 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu khiến chính phủ và người dân các nước khu vực này phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng như cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, do đó nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng trong đó có các sản phẩm dừa của Bến Tre cũng suy giảm 47,2% xuống còn 9,3 triệu USD so với năm 2011.

Đối với thị trường Trung Đông, đây cũng là một trong những thị trường lớn và đầy tiềm năng của các sản phẩm dừa với tỷ trọng trung bình 15% - 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu vào vùng Trung Đông trong những năm qua là cơm dừa sấy và sữa dừa. Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro về chính trị, văn hóa nhưng đây là thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu về các sản phẩm dừa rất cao, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã sản phẩm tương đối dễ dàng nên sẽ là hướng phát triển cho ngành dừa Bến Tre trong thời gian tới.

Một thị trường mới mà các sản phẩm dừa Bến Tre đang hướng đến là châu Phi với mặt hàng cơm dừa sấy, kẹo dừa và than hoạt tính. Với nhu cầu lớn về sản phẩm dừa, và khơng địi hỏi cao về chất lượng thì châu Phi là thị trường nhiều hứa hẹn cho dừa Bến Tre với tỷ trọng của thị trường này ngày càng tăng từ 4,35% năm 2010 lên 6,17% vào năm 2012.

2.2. Khái quát chung về Trung Đông và thị trƣờng dừa của Trung Đông 2.2.1. Khái quát chung về Trung Đông 2.2.1. Khái quát chung về Trung Đông

2.2.1.1. Tổng quan về Trung Đông

Khu vực Trung Đông là ngã ba thông thương nối liền ba châu lục Á - Âu - Phi và bao gồm tất cả các nền văn hóa của khu vực Địa Trung Hải. Cách thức phân chia các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông thường khác nhau tùy theo cơ sở địa lý, văn hóa hay theo quan niệm của từng tổ chức quốc tế. Riêng theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như định nghĩa được áp dụng phổ biến của Hiệp hội Vận chuyển Hàng khơng Quốc tế thì Trung Đông bao gồm 16 quốc gia là: Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Libya, Các vùng lãnh thổ Palestine, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Sudan, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất

(UAE) và Yemen. Dân số Trung Đông hiện trên 380 triệu người, và được xem là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng dân số khá nhanh.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia Trung Đông năm 2012

Quốc gia Dân số

(triệu ngƣời) GDP (tỷ USD) Chỉ số lạm phát Xuất khẩu (% tăng trƣởng) Nhập khẩu (% tăng trƣởng) Xuất khẩu dầu mỏ (tỷ USD) Bahrain 1.151 32.35 115.142 -1.971 -8.837 14.261 Ai Cập 80.943 530.775 264.045 2.794 3.215 10.835 Iran 77.03 972.382 314.699 3.421 3.664 99.164 I rắc 33.635 144.868 137.877 77.563 Israel 7.761 246.512 105.14 5.502 4.384 0 Jordan 6.397 38.35 138.584 6.429 1.221 0 Kuwait 3.785 158.339 163.82 1.087 8.247 84.103 Lebanon 4.01 64.574 123.394 2.539 1.611 0

Libya n/a n/a n/a n/a n/a n/a

Oman 3.18 84.839 150.333 0.676 -4.1 30.311 Qatar 1.839 194.903 243.683 4.022 8.425 97.288 Ả Rập Saudi 28.789 709.382 143.134 2.964 11.604 279.734 Sudan 33.51 97.964 202.561 -39.248 -15.557 5.498 Syria 21.438 110.629 193.728 -2.736 2.32 6.162 UAE 5.536 273.864 255.124 6.88 3.347 103.822 Yemen 25.884 63.723 400.866 0.804 -1.608 6.255

Nguồn: World Economic Outlook Database 2012, International Monetary Fund Trung Đơng là khu vực có sự đa dạng về tơn giáo và là trung tâm tôn giáo của đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Ki-tơ. Trong đó Hồi giáo được xem là tơn giáo chính của hầu hết người Trung Đơng ngoại trừ Israel và Palestine, chiếm đến 90% tổng dân số vùng Trung Đơng; cịn lại là Do Thái và Ki-tơ giáo. Nhìn chung những tín ngưỡng tơn giáo cũng như các yếu tố văn hóa xã hội của các nước trong khu vực cũng khá tương đồng nhau. Trong thế kỷ 20, đây là khu vực rất nhạy cảm vì nằm trong vùng trung tâm của các sự kiện quốc tế về mặt chiến lược, kinh tế, chính trị, văn hóa và đặc biệt là xung đột tơn giáo.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 40.000 mỏ dầu với tổng trữ lượng khoảng 1.150 tỷ thùng dầu, trong đó khu vực Trung Đơng chiếm đến ¾ trữ lượng dầu mỏ

của thế giới. Các quốc gia Trung Đơng có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất là Ả Rập Saudi với 264 tỷ thùng, Iran với 131 tỷ thùng, Iraq với 115 tỷ thùng, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait mỗi nước 98 tỷ thùng… Theo đánh giá của OPEC, sản xuất dầu mỏ của Trung Đông đạt khoảng 28 triệu thùng/ngày, chiếm 32,3% tổng sản lượng dầu được sản xuất hàng ngày trên tồn thế giới. Sự giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhất là nguồn vàng đen dầu mỏ đã mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho các quốc gia vùng Trung Đông.

Theo xu hướng liên minh, liên kết giữa các nước trong khu vực nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích quốc gia, các nước Trung Đông cũng đã liên kết thành lập Hội đồng Hợp tác các Quốc Gia Vùng Vịnh (GCC) bao gồm 6 nước thành viên là Ả Rập Saudi, UAE, Oman, Qatar, Bahrain và Kuwait. Từ tháng 01/2008 các nước GCC bắt đầu thực hiện Khu vực thị trường chung trong toàn khối. Hiện nay các quốc gia cịn lại của Trung Đơng cũng đang trong q trình đàm phán tiến đến gia nhập tổ chức này.

2.2.1.2. Quy chế quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu vào Trung Đơng

Trung Đơng được xem là thị trường tương đối dễ tính, khơng u cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, không áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại như hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, phịng vệ thương mại… và có mức thuế nhập khẩu thấp, riêng các nước GCC lại có thuế suất trung bình 5% đối với hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu trong đó có các mặt hàng dừa, cũng như thuế nhập khẩu chỉ tính một lần tại điểm đến đầu tiên của hàng hóa trong phạm vi các nước GCC.

Đối với các sản phẩm chế biến từ dừa để được nhập khẩu vào các nước Trung Đơng thì nhà nhập khẩu cần được cấp giấy phép nhập khẩu, cùng với giấy chứng nhận thực phẩm dành cho hàng nơng sản và giấy chứng nhận hóa học đối với nhập khẩu nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Mặc dù hàng rào kỹ thuật không quá khắt khe như EU, Hoa Kỳ; nhưng hiện nay các quốc gia trong khu vực này đã dựng lên nhiều rào cản để kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu, trong đó có sản phẩm dừa. Theo đó, những quy định về bao bì, nhãn mác đối với sản phẩm dừa nhập khẩu rất cụ thể. Trên mỗi kiện, thùng hàng đóng

gói đảm bảo đầy đủ những thơng tin bằng tiếng Ả Rập bao gồm: tên nhà sản xuất, nhãn hiệu thương mại hàng hóa; loại hàng hóa; các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn bốc dỡ hàng; nước xuất xứ; ngày sản xuất và thời hạn sử dụng (khơng nhập khẩu hàng thực phẩm chỉ cịn dưới 50% thời hạn sử dụng).

Ngoài ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thì những thơng tin cịn lại được thể hiện bằng tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào khác tiếng Ả Rập đều không được chấp nhận. Nhãn mác có thể in hoặc gắn cố định trên bao bì tuy nhiên việc ghi nhãn mác bằng tiếng Ả Rập là mang tính chất bắt buộc tuyệt đối.

Như vậy, thông qua các cơ chế quản lý sản phẩm dừa nhập khẩu vào Trung Đơng, ta có thể thấy rằng mặc dù Trung Đông được biết đến như một thị trường tương đối dễ tính về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng hầu hết các nước Trung Đông hiện nayđã và đang thực thi cơ chế quản lý hàng nhập khẩu khá gắt gao nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng địa phương. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Bến Tre nói riêng cần phải nghiên cứu kỹ những quy định của các thị trường này để có cách thức thâm nhập hàng hóa một cách thuận lợi.

2.2.1.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông

Từ năm 2008, với đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo điều kiện phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông thêm một bước tiến mới. Đề án xác định rõ các mặt hàng cần tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Đồng thời Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều đồn giao thương sang Trung Đơng để khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng, hệ thống nhập khẩu tại các quốc gia này.

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Đơng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Trong năm 2012 kim ngạch thương mại song phương đạt 6,67 tỷ USD, tăng 30,7% so với năm 2011. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2013

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Đông đạt được 2 tỷ USD. Trong những năm qua Việt Nam luôn ở thế xuất siêu.

Đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Đơng có sự chuyển dịch rõ rệt. Nếu những năm trước kim ngạch xuất khẩu sang Trung Đông chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường Iraq hay UAE, thì những năm gần đây đã chuyển dịch sang các thị trường khác trong khu vực như Israel, Ả Rập Saudi…

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Trung Đơng cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam điển hình là hàng nơng sản như gạo, chè, sản phẩm dừa, cà phê, cao su, hải sản, giày dép, dệt may, sản phẩm và linh kiện điện tử… Riêng các sản phẩm dừa nằm trong danh sách các mặt hàng miễn thuế xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy khả năng cạnh tranh các sản phẩm dừa của Việt Nam tại khu vực Trung Đơng cũng có nhiều thuận lợi.

Với những nỗ lực hợp tác, Chính phủ Việt Nam và Trung Đông đã ký kết các Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích bảo hộ đầu tư… cũng như mở thương vụ tại các nước như Kuwait, Iran, Iraq, UAE… đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông.

2.2.2. Nghiên cứu thị trƣờng dừa Trung Đông

2.2.2.1. Quy mô và tiềm năng của thị trường

Trung Đông là xứ sở sa mạc chiếm trên 70% diện tích, khí hậu khơ nóng quanh năm nên nhu cầu của thị trường này khá gần với các mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như chè, cà phê, gia vị, nông sản… Đặc biệt đặc điểm tự nhiên của Trung Đơng khơng thích hợp cho việc trồng dừa cũng như phát triển ngành chế biến các sản phẩm dừa, do đó sản lượng tiêu thụ các mặt hàng này đều từ nguồn nhập khẩu.

Dân số Trung Đơng hiện khoảng 380 triệu người, trong đó các quốc gia đông dân nhất khu vực lần lượt là Ai Cập, Iran và Ả Rập Saudi. Với tốc độ tăng dân số hàng năm tương đối cao khoảng 2%/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới là

1,25/năm, cho nên khu vực này có nhu cầu hàng thực phẩm khá lớn. Cùng với những đặc điểm đặc biệt trong tín ngưỡng tơn giáo của đại đa số người Hồi giáo tại Trung Đông, nhu cầu tiêu dụng các sản phẩm dừa càng gia tăng nhanh chóng.

Đa số các quốc gia Trung Đơng đều có trữ lượng dầu mỏ lớn và một số nước trong khu vực đã giàu lên nhanh chóng từ nguồn này. Đặc biệt trong những năm qua khi giá dầu tăng cao góp phần làm mức thu nhập của người dân khu vực này cũng tăng lên. Khi đó người dân Trung Đơng khơng chỉ chú trọng đến giá cả, chất lượng hàng mà còn chú trọng hơn đến vấn đề sức khỏe, nhất là xu hướng hạn chế sử dụng các phụ phẩm hữu cơ, các chất béo có nguồn gốc động vật và thay vào đó là các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các sản phẩm dừa vào thị trường Trung Đông.

Xét về vị trí địa lý thì Trung Đơng nằm ngay ngã ba giao thương hàng hóa giữa ba châu lục Á, Âu, Phi do đó lượng hàng hóa nhập khẩu và trung chuyển rất lớn. Một khi các sản phẩm dừa của Việt Nam cũng như riêng tỉnh Bến Tre thâm nhập được thị trường này sẽ tạo bàn đệm mở rộng sang các thị trường, khu vực lân cận một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa bến tre sang thị trường trung đông , luận văn thạc sĩ (Trang 34)