Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người bị chấn thương tâm hồn

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 85 - 100)

VAI TRÒ CỦA HỘI THOẠI VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

3.2.3. Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người bị chấn thương tâm hồn

thương tâm hồn

May mắn hơn Tâm, Thịnh, Hoà, Oanh..., những người lính như Kiên, Vượng, Trần Sơn... đã giữ được tính mạng mình đi qua cuộc chiến, để trở về sống nốt phần đời còn lại trong hoà bình. Tưởng rằng thoát khỏi những truông Gọi Hồn, đồi Xáo Thịt để trở về với Hà Nội, Hồ Tây, họ sẽ lại được sống những năm tháng tươi đẹp. Nào ngờ, chiến tranh tuy không cướp đi được sinh mạng của họ nhưng lại có thể tàn phá tâm hồn họ, để lại nhiều di

chứng biến họ thành kẻ “lạc thời”“bị mắc kẹt giữa cuộc đời”.

Bi kịch bị chấn thương tâm hồn ấy Trần Sơn đã dự đoán được từ buổi nói chuyện với Kiên trên chuyến xe đi thu gom hài cốt liệt sĩ một năm sau hoà bình:

“Mà nói thật chứ sau chiến thắng oai hùng này những thằng lính chiến đấu như ông ấy mà ông Kiên, chả trở thành người bình thường được

nữa đâu. Ngay cả giọng người, mẹ kiếp, xin nói là còn chán mới hòng có thể lại giao tiếp với đời.”

[ tr.46]

Dự đoán ấy gợi người đọc nhớ tới câu tổng kết của nhân vật Ba

Thành trong “Ăn mày dĩ vãng”:

“Hầu như đứa nào ra khỏi cửa rừng cũng đều đem theo người cái hội chứng chém giết hết ráo trọi”

[54, 56]

Quả đúng như Trần Sơn đã dự đoán, quay trở lại đời thương, Vượng – tay thiết giáp bốn năm trời lái T54 hoành hành ở miền Đông lại không thể quen nổi những cung đường bằng phẳng trong hoà bình. Hãy lắng nghe lời giãi bày của Vượng với các cựu chiến binh tại quán rượu trong cuộc thoại 27:

“Xóc mạnh ổ gà ổ trâu, chồm nảy lên thì còn chịu được, chứ mà những đoạn nhún nhảy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là tớ oẹ liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Đêm về không ngủ được. Ngủ lại gào lên như bị cắt tiết. Thế là tửu, mà tửu vào thì còn lái chó gì được nữa.”

[ tr.189]

Nguyên nhân của chứng “ngợp mặt đường” ấy là Vượng không thể nào quên được những kí ức kinh hoàng trong chiến tranh:

“Các cậu hẳn thấy cảnh xe tăng cán người rồi chứ? Nặng thế mà thân xe vẫn bị xương thịt con người mềm mại đội kích lên, dù chỉ một chút. Ngồi trong xe, ở tay lái thì càng nhạy cảm hơn với cái sự hơi rướn lên ấy. Biết rất rõ xe đang lướt trên những thân người chứ không phải mô đất, gốc cây hay là cục gạch. Như cái túi đầy nước, thằng người vỡ đánh bép một cái và đẩy nhẹ băng xích lên. Ối giời ơi! Vượng rên lên. mặt méo đi- Những cảnh như

thế cán cả vào tôi khi ngủ. Các cậu không hiểu là như thế nào đâu... Hồi trước bọn tớ tràn qua Xuân Lộc đuổi đánh bọn lính sư đoàn 18, ở các răng xích đầy những thịt với tóc. Giòi lúc nhúc. Thối khẳn lên. Xe chạy tới đâu ruồi bâu tới đấy...cái chủ yếu là...thoát khỏi ngủ mê”

[tr.189]

Bị những kí ức khủng khiếp như vậy đè nặng trong tâm trí, Vượng đã có những tâm lý hết sức kì cục- ghét người đi xe đạp và kẻ bộ hành, “cứ thấy bóng người láng cháng trước đầu xe là hết kiên nhẫn. Phải cố sức kìm mới khỏi dận ga thúc ba đờ xốc vào họ.” Tâm lý bất bình thường ấy là di

chứng tâm hồn khi chiến tranh đã qua đi, nhưng “con người không thể nào

nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, bị kí ức kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn”. Không thể sống hoà hợp với cuộc đời, Vượng đã uống cho đến ngày quỵ hẳn.

Cũng giống như Vượng, biết bao người trong Câu lạc bộ Cựu chiến binh của Kiên luôn phải sống trong sự dằn vặt, ám ảnh bởi quá khứ đầy thảm thương, man rợ trong chiến tranh. Họ sống mà như chết dần, kiệt quệ cả tinh thần lấn thể xác, mỗi người một kiểu, “các thân phận tả tơi tan tác”...

Điền hình cho những con người bị chấn thương tâm hồn được khắc hoạ qua hội thoại là Kiên – nhân vật chính trong tác phẩm.

Trước chiến tranh, Kiên là chàng trai hào hoa của đất Hà thành. Trong trái tim chàng trai ấy ấp ủ bao dự định tươi đẹp về cuộc sống, về tình yêu. Anh bước vào cuộc chiến với lý tưởng cao đẹp là cống hiến, phụng sự Tổ

quốc. Anh từng đánh giá cha mình “có những ý nghĩ khó hiểu và sai”, “ông

ôm trong lòng toàn những câu chuyện đời nảo đời nào để đánh giá ngày hôm nay” nên “nhiều khi không thấy được những giá trị cao đẹp của cuộc chiến tranh hiện nay.” [ tr.164]

Trong chiều Hồ Tây thơ mộng, Kiên từng tâm sự với người bạn gái của mình bao ước mơ, hi vọng vào một ngày mai tốt lành, dù vạn vật có đổi thay thì lòng người cũng mãi không thay đổi:

Mình đi. Mình có cuộc chiến tranh của mình, còn Phương... Chúng mình mãi có trong nhau là hơn phải không?

(...)

- Mình sẽ trở về. – Kiên nhấn mạnh.

- ... Tất nhiên cảnh vật có thể đổi khác, lòng không khác là được.” [tr. 162]

Trong cảm nhận của Kiên khi ấy, chiến tranh thật lãng mạn và đầy chất thơ, và chàng trai mười bảy tuổi tin rằng, sau chiến tranh, dù có đổ nát, có thiêu huỷ thì con người vấn có thể “xây dựng lại”:

Có những điều phải chắc chắn. Có nhiều điều như thế. Phải biết tự khẳng định. Vì đây không còn như ở nhà. Đây là chiến trường. Là cuộc chiến đấu. Phải có niềm tin.”

[tr. 285]

Tất cả những mộng đẹp ấy đã bị phá nát không tiếc thương trong cuộc chiến tàn bạo, thảm khốc. Ngay lần đầu “chạm mặt chiến tranh” trên chuyến tàu vào Thanh Hoá, Kiên đã nhận ra “chiến tranh trong phút chốc không còn như anh tưởng”, tâm hồn anh bị tàn phá bởi bao cảm giác khiếp sợ đến bấn loạn vì lần đầu tiên thấy người chết, thấy máu chảy, lần đầu tiên bị giăng bật ra khỏi Phương. Và cũng từ đây “đời Kiên đẫm trong máu, trong đau thương và thất bại”. [tr. 229]

Kể từ lần đầu tiên ấy, càng lấn sâu vào cuộc chiến, Kiên càng rời xa chàng trai mười bảy tuổi khi nào. Tâm hồn nhạy cảm của anh dần chai sạn, đầu óc anh cũng dần thích nghi với các mệnh lệnh bắn giết khi ngày ngày

anh chứng kiến đồng đội mình hy sinh, kẻ thù của mình bỏ mạng trong muôn vàn kiểu chết đau đớn, rùng rợn. Từ một người ú ớ không kêu nổi thành tiếng vì hoảng sợ đến bấn loạn khi chứng kiến cảnh người chết, Kiên đã trở thành kẻ sát nhân không ghê tay. Trong cuộc thoại 9, anh nói rít lên:

“Chúng mày muốn chết, tao chiều. Tao sẽ lần lượt gọi thần chết cho từng thằng chúng mày! Chúng mày sẽ được nhìn máu lần cuối cho đã thèm!

[tr. 45]

Khi có đồng đội khuyên Kiên hãy tạm tha chết cho kẻ thù rồi đưa về cho trên xử trí, “Kiên ngoắt lại”, “một nỗi điên giận hung tàn nóng như thiêu ngút dậy trong lòng, đốt cháy anh, xé anh ra”, “anh gầm lên”, thô bạo dí họng tiểu liên vào sát miệng đồng đội:

“Câm! ... Muốn tỏ tình với chúng thì đứng vào một hàng với chúng. Tao sẽ hạ luôn cả mày. Cả mày...”

[ tr. 46]

Quả đúng như Can đã từng nói “cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết

hoại tình người”, Kiên đã có những lúc vì tình người mà hành động như một kể mất tính người. Đau đớn trước cái chết bất ngờ của Oanh, Kiên đã trả thù như điên loạn:

“Kiên bắn. Nhưng điều kinh khủng là anh đã tiến thật gần rồi mới bắn. Mặt đối mặt. Bắn trả thù. Và kinh khủng hơn nữa là khi bị cả chừng nửa băng đạn xô vật ra, cô ả vẫn còn thúc cùi tay xuống sàn, ngóc đầu lên như toan ngồi dậy. Kiên bắn bồi luôn, không phải một phát mà là trọn nửa băng nữa. Những đầu đạn cỡ 6, 7 ly quật đôm đốp vào nền đá hoa dưới lưng tấm thân vận bộ đồ trắng đã đỏ lòm.”

Không chỉ những cảnh tượng chết chóc kinh hoàng, mà những mâu thuẫn, day dứt cũng từng ngày tàn phá tâm hồn Kiên. Dù can đảm, ngoan cường, song có những lúc, người lính như Kiên không tránh khỏi đớn hèn, sợ hãi. Trong những tình thế hiểm nguy, bản năng sống thôi thúc mạnh mẽ, có lúc Kiên chần chừ, do dự, có lúc Kiên bỏ chạy, có lúc lại lặng im để giữ lấy sinh mạng mình. Và để Kiên được sống, nhiều đồng đội của anh như Tâm, Cừ, Thịnh... phải hy sinh. Sau mỗi lần như thế “ý thức của anh vẫn không ngừng thổn thức rền rĩ rên lên nỗi vui mừng xấu xa gần như là một sự hài lòng hiểm độc vì rằng rốt cục mình vẫn là còn sống, còn sống...”[tr. 233] Kiên biết đó là xấu xa nhưng anh không thể làm khác được. Chính vì vậy, Kiên luôn phải sống trong nỗi ân hận vẫn ngày ngày đeo bám lương tâm.

Có thể nói, chiến tranh đã để lại trong tâm hồn Kiên những vết thương không bao giờ có thể lành, và hoà bình không phải là liều thuốc làm cho bớt

nhức nhối. Rời chiến trận trỏ về, Kiên dường như chỉ còn những “mộng mị

và hão huyền” anh sống bơ vơ, trơ trọi như “bị mắc kẹt giữa cuộc đời” với muôn vàn kí ức khủng khiếp ám ảnh trong tâm trí. Tâm hồn Kiên chỉ còn nơi nương náu là tình yêu, anh từng tha thiết nói với Phương:

“Có dịp thì ai cũng độc ác được hết. Nhưng anh nghĩ là chúng mình sẽ không bao giờ như thế với nhau. Còn cuộc đời... đời anh cũng thế, hết rồi. Nhưng cuộc sống thì vẫn còn, vẫn phải sống. Cũng như em, Phương ạ, tại sao chúng mình không gạt bỏ hết đi để sống. Sống bên nhau. Chỉ sống bên nhau, thế thôi”

[tr.176]

Nhưng rồi Phương cũng bỏ đi, cô để lại cho Kiên “một nỗi đau hơn cả

nỗi đau”, khiến anh “mất hết mọi rung cảm đời thường”... Chiến tranh đã qua đi nhưng “ngày tháng của anh cứ lùi lại mãi”, cuộc đời anh giờ đây “chỉ

có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn sống sót, nỗi buồn chiến tranh...”

Có thể nói, chiến tranh đã cướp đi của con người tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc để rồi đổi lại cho họ một tâm hồn chấn thương với một cuộc sống bất bình thường. Sự tàn khốc, bất nhân ấy của chiến tranh càng tăng lên gấp bội khi nạn nhân của nó là những người phụ nữ, ví dụ như Phương, Hiền, Lan... trong tác phẩm.

Thông qua lời thoại của rất nhiều nhân vật, Phương hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp “trẻ trung, không có nét sầu thương”, một sắc đẹp “rực cháy sân trường Bưởi”, toàn bích tới mức kì ảo. Trong cuộc thoại 32, người hoạ sĩ già cha Kiên đã từng khen cô:

“Cháu rất đẹp! Sắc đẹp của cháu không bình thường, vẻ đẹp lạc thời và lạc loài...sẽ đau khổ đấy...”

[tr.156]

Vẻ đẹp lạ thường ấy của Phương lại đi cùng “một tâm hồn trong trắng

từ thuở lọt lòng” và một khát khao muốn nhập thân vào cuộc sống, để được sống hết mình, sống thật trọn vẹn. Trẻ trung, tha thiết yêu cuộc sống, Phương đã sớm có những dự cảm về sự đổi thay khi chiến tranh xảy ra. Khi tay trong tay bên Kiên trước ngày Kiên ra trận, Phương đã nói với Kiên tất cả những dự cảm ấy:

“- Ừ, thôi...có điều Phương sợ nhất là sẽ không bao giờ có một tối nào như tối nay.

- Mình sẽ trở về. – Kiên nhấn mạnh.

- Nhưng bao lâu? Nghìn năm sau? Và anh không nghĩ khi đó, anh khác và em cũng khác đi rồi. Hà Nội cũng sẽ khác đi. Hồ Tây cũng khác. Tại sao?

(...)

- Em nhìn thấy tương lai. Đấy là sự đổ nát. Sự thiêu huỷ.” [tr.162]

Trải qua cuộc chiến tranh, tất cả mọi điều Phương dự cảm đều đã

thành sự thật. Ngay trong đêm trên “chuyến tàu định mệnh”, Phương đã biến

thành con người khác:

“Phương ngẩng lên. Hai má nhợt nhạt, như là gầy hóp đi, một gương mặt lạ lẫm hầu như không quen biết. Ngực áo cộc tay mở toang hết cúc, cổ bị những vết xước.

- Phương! Kiên đây mà. Kiên đây...

Để yên đôi vai trong bàn tay Kiên bóp chặt, Phương cắn môi, cặp môi bầm dập, và không nói, nhìn, cái nhìn trừng trừng nhưng vô cảm, lững lờ, xa lạ như thể muốn chặn đứng những câu hỏi và những tình cảm của Kiên lại. Khiếp hãi, Kiên lay lay vai Phương.

- Em đừng sợ, sẽ quay trở ra. Anh sẽ đưa em ra. Chẳng sợ đâu... Nhưng em có sao không? Em làm sao? Chuyện gì thế?

Phương lắc đầu, cụp mắt xuống”

[tr.265]

Từ một thiếu nữ trong trắng xinh đẹp, Phương trở thành đàn bà trong

đau đớn, đau đớn đến câm lặng: “bộ dạng tả tơi tàn tã, quân áo rách nát hở

hang, đầu tóc như bị gió thổi tung, những vệt xước trên da, cả một bên chân đỏ máu” và “chỉ một vẻ tê dại trong ánh mắt”. Vẻ tê dại ấy đã nói lên tất cả

những tổn thương trong tâm hồn thiếu nữ mười bảy tuổi “vừa trượt khỏi dây

đàn” đã “bị trường đời vò nát”.

Sau chuyến tàu định mệnh ấy, nàng tiên nữ thơ ngây đã biến thành

Mang tâm hồn tổn thương, Phương đã chống chọi với cuộc đời bằng những cuộc tình phù phiếm, để rồi phải chịu bao tai tiếng của người đời. Và chính Phương cũng nhiều lần tự thừa nhận mình “hư hỏng”, thậm chí cô tự thấy mình “như một con vật”:

“Anh, em phải sang gặp anh. Anh không biết được tất cả mọi điều đâu. Những điều mà một người đàn bà như em phải trải qua. Em đang trả giá cho những việc em đã làm. Em đã hư hỏng. Đôi khi em thấy mình như con vật.

(...)

Nhưng em không kìm lại được. Em không cầm lòng được trước một cái gì hết. Em tự kết liễu đời mình có phải không? Kết liễu trong lạc thú và trong sự độc ác đối với anh...”

[tr. 175]

Phương là người đàn bà ý thức sâu sắc về bản thân mình và rất nhạy cảm. Ẩn sau bề ngoài “tung trời chơi và phá” ấy là một tâm hồn “tuyệt vọng, chán chường, ê chề, sầu thảm”, một trái tim mềm yếu và cô đơn. Chuyến tàu năm xưa đã trở thành quá vãng, chiến tranh cũng đã lùi xa nhưng những vết thương của tình yêu thì mãi mãi còn. Dù Phương và Kiên có tha thiết yêu nhau thì họ cũng không thể ở bên nhau được nữa:

Kí ức chẳng buông tha. Chúng mình đã lầm tưởng rằng có thể vượt qua được một hạt sạn, không phải hạt sạn mà là một quả núi. Lẽ ra lần ấy em nên chết đi... Như thế thì chí ít em vẫn là cái gì tốt đẹp trong trắng đối với anh. Còn bây giờ em sống, sống cạnh anh nhưng là xấu xa vực thẳm của đời anh phải không Kiên?’’

Có thể thấy, Phương hiện lên trong tác phẩm như hiện thân của vẻ đẹp và tình yêu bất diệt, nhưng vô cùng mong manh trước chiến tranh. Tình yêu và chiến tranh là hai phạm trù hoàn toàn đối lập. Tình yêu thiêng liêng bắt nguồn cho sự sống bao nhiêu thì chiến tranh lại hung tàn và huỷ diệt sự sống bấy nhiếu. Trước chiến tranh, tình yêu có thể bị dập vùi nhưng không bao giờ có thể bị huỷ diệt. Kiên và Phương không được ở bên nhau nhưng mối tình vừa cao đẹp, vừa sầu thương của họ sẽ mãi còn, và trong Kiên, Phương mãi mãi là “thần Vệ nữ của lòng anh”:

“Bất chấp chiến tranh kinh khủng, bất chấp bạo tàn và ô nhục, bất chấp sự rơm rác của những định kiến và những giáo điều gò khuôn cuộc sống của con người, Phương của anh vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn bên ngoài mọi thời buổi. Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp, đẹp không chung một nét với bất kì kiểu người đẹp nào mà đời từng được biết. Nàng như là thảo nguyên vừa qua mùa mưa lướt vào mùa gió, cuồn cuộn sóng cỏ xô bờ, rợp trời hoa cúc tơ hồng bay. Nàng xinh đẹp, mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người bởi sắc đẹp kì ảo và khôn lường, đẹp một cách

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)