Không gian hội thoại trước chiến tranh

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 68 - 69)

VAI TRÒ CỦA HỘI THOẠI VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

3.1.1. Không gian hội thoại trước chiến tranh

Trong tác phẩm, có rất ít cuộc thoại diễn ra trong không gian yên bình trước khi chiến tranh xảy ra, đó là các cuộc thoại 14,15, 32, 33, 53, 61, 62. Qua các cuộc thoại ấy, nhà văn đã tái hiện lại một không gian sống yên bình với những ngôi nhà chung cư trên đường Nguyễn Du, với tiếng leng keng tàu điện đi về sớm khuya trên những con phố nhỏ, với hàng cây râm mát chứng kiến bao kỉ niệm buồn vui tuổi học trò... Trong không gian ấy, có Hồ Tây, có đường Cổ Ngư dưới ánh chiều rực rỡ màu phượng vĩ với tiếng ve kêu râm ran, với gió hồ lộng thổi, với sóng vỗ mạn thuyền...

Đặc biệt, ở cuộc thoại 33, tác giả đã sắp đặt cho hai nhân vật Kiên và Phương một không gian hội thoại tuyệt đẹp. Đó là một buổi hoàng hôn bên Hồ Tây thơ mộng, với ve sầu, hoa phượng, đẹp đến không thể cầm lòng. Rồi

khi đêm dần buông xuống, “sao sáng thả đầy trời lấp lánh. (..) Cỏ mát rượi.

(...) Sau lùm cây, bóng tối thẫm xanh hơi mát mặt hồ, Kiên và Phương nắm

tay nằm bên nhau trên lớp cỏ êm. Ở xế trời Tây ánh tà kì thực vẫn chưa tắt hẳn, đọng lại thành ngấn đỏ vệt thành vệt dài thẳng như kẻ chỉ. Cái vạch ấy dường như không sà thấp xuống mà cứ dâng cao mãi...”

[tr.259, 260]

Khung cảnh thật lãng mạn với sự kết hợp hoàn hảo của màu sắc, âm thanh và ánh sáng! Trong khung cảnh ấy, hai người - một chàng trai hào hoa và một thiếu nữ xinh đẹp cùng tâm sự về cuộc sống, về tình yêu với tất cả sự trong sáng nhưng không kém phần mãnh liệt. Hồ Tây chính là nhân chứng cho tình yêu mãnh liệt giữa Kiên và Phương. Kỉ niệm chiều Hồ Tây ấy đã khiến họ không bao giờ có thể quên được nhau, dù cuộc đời đã muôn vàn thay đổi. Sau này, trong chiến tranh khốc liệt, Kiên vẫn luôn nhớ, luôn mơ về chiều Hồ Tây đẹp như huyền thoại ấy. Có lẽ, đây là không gian hội thoại đẹp nhất trong kí ức của nhân vật Kiên, cũng là không gian hội thoại đẹp nhất trong tác phẩm. Qua không gian ấy, người đọc cảm nhận cuộc sống trước khi có mặt chiến tranh thật thơ mộng, êm đềm và tươi đẹp biết bao nhiêu!

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)