Cặp thoại xét theo cấu trúc

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 57 - 60)

Theo kết quả chúng tôi thống kê được, trong “Nỗi buồn chiến tranh

có tất cả 284 cặp thoại. Các cặp thoại này được cấu trúc theo cả 3 dạng: cặp thoại 1 tham thoại, cặp thoại 2 tham thoại cặp thoại phức tạp.

2.3.1.1. Cặp thoại 1 tham thoại

Có 76 cặp thoại 1 tham thoại trong tác phẩm, chiếm 26.7%. Cặp thoại này xuất hiện khi hành vi dẫn nhập yêu cầu hồi đáp bằng hành động vật lý, phi ngôn của người nhận. Ví dụ như:

Khi mở mắt cô lạ là vẫn thấy Kiên bên bàn hút thuốc. - Cho em hút mấy, anh...

Kiên châm một điếu đưa cô và ngồi xuống bên giường.” [tr. 82]

Trong một số trường hợp, tham thoại dẫn nhập yêu cầu phải có tham thoại hồi đáp, nhưng người nhận đã không tích cực tham gia vào cuộc thoại. Ví dụ:

- Phương! Kiên đây mà, Kiên đây! Không nhận ra anh à, không nhận ra phải không?...

Để yên đôi vai trong bàn tay Kiên bóp chặt, Phương cắn môi, cặp môi bầm dập, và không nói, nhìn, cái nhìn trừng từng nhưng vô cảm, lững lờ, xa

lạ như thể muốn chặn đứng những câu hỏi và những tình cảm của Kiên lại...”

[tr. 265]

Cũng có trường hợp, do người nhận không có đủ năng lực hành vi ngôn ngữ nên các cặp thoại đều rơi vào tình trạng “hẫng”, các quy tắc hội thoại bị phá vỡ. Các cặp thoại giữa nhân vật Kiên và nguời đàn bà câm trong tác phẩm đều rơi vào trường hợp này.

2.3.1.2. Cặp thoại hai tham thoại

Theo lý thuyết hội thoại thì đây là dạng cặp thoại phổ biến nhất. Trên thực tế, đây cũng là dạng cặp thoại chiếm số lượng lớn trong tác phẩm (93 cặp, chiếm 32,7%). Trong dạng cặp thoại này, lượt lời trùng khớp với tham thoại, và tham thoại trùng khớp với hành vi ngôn ngữ.

Trong tác phẩm, thường gặp các kiểu cặp thoại như cặp hỏi – đáp, cặp chào - chào, cặp đề nghị - chấp nhận đề nghị... Ví dụ như:

- Ngồi câu đấy à ? Người nọ lên tiếng. -Ừ!

Nhạt nhẽo, Kiên nhìn sang...”

[tr. 21] “ - Chị!

- Chào em!”

[tr. 76] “ Anh nói và đưa tay cho Phương- Ta đi nhé!

-Vâng!”

2.3.1.3. Cặp thoại phức tạp

Trong “Nỗi buồn chiến tranh” 40,6 % các cặp thoại là cặp thoại phức tạp. Đó là các cặp thoại có nhiều tham thoại tham gia, hoặc có ít tham thoại nhưng nhiều hành vi ngôn ngữ, trong quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Phổ biến trong tác phẩm là các dạng sau:

Thứ nhất, dạng cặp thoại có nhiều tham thoại dẫn nhập nhưng chỉ có một tham thoại hồi đáp. Ví dụ:

“- Thôi. Anh lặn đi. Em cũng lặn đây. Không đời nó thấy nó lại chửi anh. Em sẽ nhớ anh mãi mãi. Anh thật buồn cười.

- Ừ, đi nhé!”

[tr. 83]

Thứ hai, dạng cặp thoại có một tham thoại dẫn nhập nhưng được hồi đáp bằng nhiều tham thoại có mối liên hệ với nhau. Ví dụ:

– Anh thích chơi bài gì?

- Mình ấy à? Bản nào bác và Phương thích... – Kiên lúng túng đáp, rồi nhìn cái tượng bán thân bằng đồng kê trên các bản nhạc chép tay, anh nói thêm – Hình như Phương thích Môda. Mình cũng thế.”

[tr.261]

Thứ ba, dạng cặp thoại do nhiều tham thoại tham gia ở cả hai phía. Ví dụ:

“- Em ở lại, bình yên sống, đừng buồn nhé, em mến thương. Đừng nghĩ xấu về anh.

(...)

- Đừng bận về em. Đời anh rộng mở, hãy đi và hãy sống cho thoả...còn em, em sẽ nuôi con nuôi, sẽ sống bình yên. Gia kể có được với

anh...nhưng không, thì cúng gì mà buồn. Coi như cả anh cả em, ta một lần được trở về hồi trước, khi tất cả những người thân yêu còn sống...Còn nói ví dụ, tức là em cũng cứ nói phòng thế, bỗng dưung một ngày anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người... Đồi Mơ đay là nơi anh đã lên đường đi chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về.”

[tr 262-263] Cấu trúc phức tạp như đã nêu trên là hoàn toàn phù hợp với dung luợng lớn của các cặp thoại nhằm mục đích tâm sự, giãi bày, an ủi, kể lể.

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)