Cấu trúc cuộc thoạ

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 43 - 45)

Các cuộc thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” thường là cuộc thoại ngắn, từ 1 đến 3 đoạn thoại. Cuộc thoại dài từ 3 đoạn thoại trở lên chiếm số lượng không đáng kể (3/66 cuộc thoại, chiếm tỉ lệ 4,7%)

Theo lý thuyết, một cuộc thoại thường gồm 3 phần: đoạn mở thoại, đoạn thân thoại và đoạn kết thoại. Thực tế trong “Nỗi buồn chiến tranh”, phần lớn các cuộc thoại không theo cấu trúc trên, số cuộc thoại chỉ gồm 1 đoạn thoại lên tới 62,1%, số cuộc thoại chỉ gồm 2 đoạn thoại là 15,1 %.

Sở dĩ có sự phá vỡ cấu trúc cuộc thoại thông thường như trên bởi trong “Nỗi buồn chiến tranh”, các cuộc thoại được tái hiện lại trong dòng hồi ức của tác giả, phần mở thoại, kết thoại hoặc lồng ghép trong thân thoại, hoặc được thay bằng lời kể.

Ví dụ:

Khi tàu dừng ở Nam Định, Kiên dìu Hiền xuống sân ga và chực bỏ chuyến tàu để đưa Hiền về nhà. Hiền cười gạt đi:

- Thôi mà. Cho thành tro mọi chuyện đi. Vương vấn làm gì. mà anh cũng cần về gấp xem cửa nhà, xem còn gì không cho ngày mai sống tiếp chứ. Với xem xem còn ai đó chờ đợi mình không? Biết đâu đấy!

- Nhưng, sẽ gặp lại nhau chứ?

- Đời hoà bình biết nông sâu thế nào mà lường, anh. Có phải là còn chiến tranh, còn trong bộ đội đâu mà bảo rằng sẽ một điều gì. Thôi, mai này nhớ nhau thì cứ cậy vào run rủi...” [tr. 91]

Cấu trúc các cuộc thoại được thể hiện trong bảng khảo sát sau:

Bảng 6: Cấu trúc các cuộc thoại Số đoạn

thoại Cuộc thoại Tổng số Tỉ lệ

1 đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 35, 38, 39, 40, 41, 44, 45, 46, 47, 50, 54, 55, 58, 59, 60, 61, 62, 66 41/66 62,1% 2 đoạn 6, 7, 8, 9, 37, 42, 43, 53, 56, 65 10/66 15,1% 3 đoạn 10, 11, 15, 21, 24, 25, 27, 33, 48, 49, 52, 64 12/66 18,1% Hơn 3 đoạn 51, 57, 63 3/66 4,7%

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)