Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người “sống khổ chết đau” trong chiến tranh

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 79 - 85)

VAI TRÒ CỦA HỘI THOẠI VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

3.2.2. Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người “sống khổ chết đau” trong chiến tranh

trong chiến tranh

Chiến tranh khốc liệt và bạo tàn, nó tàn phá, huỷ diệt tất cả những gì thuộc về sự sống. Bằng cách để nhân vật của mình hội thoại trong chiến

tranh, về chiến tranh, Bảo Ninh đã khắc hoạ nên một loạt các nhân vật “sống

khổ chết đau” trong cuộc chiến.

Ai đã từng đọc tác phẩm chắc hẳn vẫn còn nhớ Can - nhân vật xuất hiện trong cuộc thoại số 6 với những tâm sự nghe thật xót xa. Đó là lời bày tỏ về nỗi nhớ quê nhà:

“Ngoài Bắc cũng đang mưa to lắm. – Can gợi chuyện giọng ủ ê – Đài họ loan thế, bảo là to chưa từng thấy. Quê tôi lụt mất”

[tr. 22]

Một người chiến sĩ trên mặt trận chống thù, nghe tin dự báo thời tiết, nhìn trời mưa lại đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Đó không phả là sự uỷ mị cần chối bỏ, lên án mà là những tình cảm rất người, rất đáng được trân trọng. Sao có thể không nhớ, không lo khi vùng chiêm trũng quê Can chỉ ngập lụt

là mất trắng, và ở miền quê ấy, anh còn người mẹ già mòn mỏi ngóng con về. Cũng rất người khi anh khát khao sống một cuộc sống bình thường, không chém giết, không chiến tranh:

Còn tôi thì bấy lâu vẫn ngóng một cơ hội. Thú thực là tôi vẫn mơ đợt học sĩ quan này. Chứ sao, tôi ít tuổi hơn anh. Đã tốt nghiệp mười. Huân chương chiến công. Tôi rất gắng tu dưỡng, chính anh cũng biết đấy. Tôi hoàn thành nhiệm vụ, không cãi cấp trên, không rượu, không hồng ma, không đánh bài, xục gái, văng tục cũng không. Hoá ra công cốc. Thành thật là không tị, chỉ buồn. Thành thật là tôi rất muốn sống. Đã sống gì đâu. Nhưng tôi sẵn sàng mất tuốt chỉ để đổi lấy một tuần ở ngoài Bắc.

(...)

- ...Tôi sẽ tự cứu lấy mình. Chỉ thế thôi. Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn giết mãi thế này thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào cũng mộng thấy mình chết và tôi bơi ra khỏi xác biến thành ma cà rồng đi hút máu người. Anh còn nhớ trận Plây-cần năm bảy hai không? Có nhớ cảnh thây người la liệt trong khu gia binh không? Máu tới bụng chân, lội lõm bõm..Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê, nhưng quen tay mất rồi...”

[tr.23]

Can là nhân vật biết tự ý thức về bản thân mình. Anh có khát khao mãnh liệt là được sống, sống nhân đạo, sống xứng đáng. Bất hạnh cho anh là trong chiến tranh, anh nhận ra rằng tất cả mọi cố gắng “hoá ra công cốc”, mọi ước mơ sẽ bị dập vùi và anh sống mà như chưa từng được sống. Anh

nhìn thấy trong cuộc đời quá nhiều mâu thuẫn, bất công: “Mình vào đây làm

gì khi để mẹ già ở nhà cơ cực, không nơi nương tựa, ngày đêm than khóc nhớ con... Bao thằng khốn nạn ung dung hưởng lộc chiến tranh chỉ con cái nông dân là phải dứt lòng ra đi bỏ lại đằng sau cảnh mẹ già màn trời chiếu đất...”

tự cứu lấy mình” “dù thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ, phải nhìn thấy làng tôi”. Cuối cùng, tất cả những mong muốn rất chính đáng, những khát khao rất con người ấy đều bị chiến tranh dập vùi, và Can chết – cái chết không ai tìm hiểu vì sao, vì bị giết hay kiệt sức giữa luồng nước lũ. Can chết khi chưa

kịp đọc lá thư của mẹ, một cái chết đầy ám ảnh: “Can chết rồi còn đâu... Cái

xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bài lau lầy lụa. Mặt của xác chết quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kì tởm...”

[tr.27]

Chiến tranh hiện hữu trong tác phẩm qua muôn vàn cái chết. Có cái chết đông tập thể, có cái chết cá nhân, có cái chết tức thì, có cái chết dai dẳng, có cái chết do bị tấn công, có cái chết do tự sát... Cuộc thoại 23 đã tái hiện lại cái chết vô cùng đau đớn của nhân vật Quảng:

“Bấy giờ là mùa khô năm sáu sáu, chiến dịch Đông Sa Thầy, và Kiên còn là lính mới, lần đầu dự trận. Suốt ba ngày đêm ác liệt quần nhau với bọn Ngựa Bay, Kiên theo sát Quảng, được Quảng dẫn dắt, kèm cặp, mà thực chất là che chắn cho. Đứng, nằm, lăn bắn, vọt tiến, nhất nhất Kiên đều theo Quảng. Nhưng rồi Quảng bị đốn ngã trên đường vận động chiến, khi toàn đại đội băng qua vùng rừng le dưới đồi 300 để áp sát bọn mĩ vừa từ trực thăng đi xuống. Một trái cối 106 nổ tung gần như dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo đường vòng cung rồi giáng quật xuống. Kiên quỳ cạnh anh, luống cuống không biết băng bó thế nào. Bụng rách trào ruột, mạng sườn lõm vào, tay lủng liểng, hai đùi tím ngắt. Thế mà Quảng chỉ lịm đi một lúc. Có lẽ vì quá đau đớn nên tỉnh lại ngay. Vốn là một dân chài quê Móng Cái. Quảng cực khoẻ, to cao, thô thiển và tốt bụng, tính tình liều lĩnh, trầm lặng, giờ đây anh đang rống lên:

- Đừng chạm vào tao...đừng băng nữa...ô ô...đừng...à à... Kiên vẫn loay hoay tìm cách bó nẹp hai đùi Quảng.

- Thôi...ôi...thôi. Giời ơi... - Quảng nấc, mép ứa máu. Lịm đi một lát, Quảng cựa đầu và mở mắt- Ki...ên...Ki...iên! Bắn anh đi em... Quảng khóc khe khẽ và gầm lên hung tợn- Bắn! Kiên, tao hạ lệnh cho mày giết tao mau! Trời ơi! trời ơi, bắn đi mà em, bắn! Mẹ mày chứ, bắn đi, trời!

(...)

Kiên run cầm cập nhưng vẫn cố băng bó cho Quảng. Vừa gắng gượng nhẹ tới quá mức có thể Kiên vừa âm thầm hy vọng có thể là tiểu đội trưởng sẽ ngất đi mà nhãng khỏi cái đau rùng rợn đang dày xéo cả lên chính bản thân Kiên. Nhưng cái chết như muốn nhất định bắt Quảng phải tỉnh để chịu đến cùng sự hành hạ của nó.

(...)

Quảng vẫn sống, vẫn tỉnh, mồm ứa máu nhưng còn thở, sủi bong bóng đỏ, mắt mở trừng như muốn mà không nhắm lại được. Và môi vấn mấp máy gượng nói.

(...)

- Thương anh đừng bắt lê lết mãi... Anh khổ quá rồi, xương gãy hết cả, ruột nữa...đứt hết...- Cái giọng lào thào lý nhí như thể tiếng cuả loài kiến mà đầy vẻ tâm tình của Quảng làm Kiên ớn lạnh, rùng rợn- Cho anh được chết đi...một phát thôi...là xong...nào!

Kiên giật mình. Bất ngờ, cực lẹ thu hết tàn lực, Quảng đưa cánh tay chưa gãy lên rút thoắt quả u-ét Kiên cài bên hông.

- Nào...! Quảng cao giọng hầu như đắc thắng, hoan hỉ và cả cười lên nữa, ha ha, khàn khàn dễ sợ- Ha ha...nào, lùi mau! Kiên, lùi ra xa, nào! Hà hà hà...ha ha ha...ha ha ha...- Kiên nhỏm dậy lùi, lùi, lùi, mắt dán vào cái mỏ vịt, và vụt quay lưng, lao đầu chạy, chạy lướt qua cái lùm le gãy nát ngút

khói. Ha ha ha... Tiếng cười cuồng loạn nức nở rượt sát sau lưng. Ha ha ha...”

[ tr.111]

Một cái chết thật đau đớn! Trước chiến tranh, thân phận con người thật nhỏ bé và vô nghĩa, sinh mạng của người lính bị đem ra nghiền nát

không chút xót thương. Không còn hình ảnh oai hùng “Máu anh phun theo

lửa đạn cầu vồng” của “ những cái chết đã hoá thành bất tử”, hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” đã lột tả cái chết rất chân thực với tất cả sự kinh hoàng, ghê rợn của nó. Càng đau xót hơn khi những người phải chết lại là “những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết được sống trên cõi dương này”. Có người tiểu đoàn trưởng tự sát để khỏi rơi vào tay địch, trước lúc sang thế giới bên kia vẫn gào to: “Thà chết không hàng... Anh em, thà chết...”[tr.77]. Có người chiến sĩ chấp nhận hy sinh để đồng đội mình được sống như nhân vật Tâm trong cuộc thoại 56:

Khi leo gần tới bờ khe, thình lình Tâm xoài người tới, túm lấy chân tên lính dù lực lưỡng, giật thật lực. một tràng “cực nhanh” cướp cò bắn rẹt lên trời. Tâm và tên địch cùng lộn nhào xuống lòng con mương xói.

- Chạy...Thịnh, Kiên chạy đi!”

[tr. 233]

Dũng cảm và cao thượng, Hoà – cô gái giao liên trong cuộc thoại 57

đã thẳng thắn nhận lỗi về mình “Em có lỗi.... Tôi sẽ chuộc lỗi các đồng chí

ạ!”, đã sẵn sàng đi cùng Kiên dù gian khó, hiểm nguy vì một lý do đơn

giản: “Em là giao liên cơ mà”. Cũng chính cô gái ấy đã lẳng lặng trườn ra

khỏi chỗ nấp, đánh lạc hướng kẻ thù, kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn nơi cả đoàn thương

binh đang đợi. Vì Kiên, vì đoàn thương binh Hoà đã chấp nhận hy sinh trong đau đớn, câm lặng:

Ở ngoài trảng, trên những đám cây ổi bị giẫm nát ngay sau tảng đá rêu mốc chơ vơ hình đầu người, kín nghịt một đống kinh khủng đen ngòm, lấp loáng mồ hôi và phì phò hơi thở dốc. Không nghe thấy tiếng Hoà kêu nhưng mà có thể cảm thấy tiếng kêu. Bọn Mĩ dồn cục lại nhưng chỉ có một vài tên đang đứng xây lưng lại phía Kiên, chúng không hò hét, không rống cười, không quát tháo, sự thể ghê rợn bày ra quằn quại trong yên tĩnh man rợ”.

[tr. 241]

Chiến tranh thật man rợ, nó bắt con người phải đổi mạng sống để bảo toàn lòng nhân của mình. Chỉ một chút chần chừ vì lòng nhân còn day dứt cũng có thể khiến con người ta phải rời bỏ sinh mạng của mình. Oanh trong cuộc thoại 26 là một trường hợp như thế. Oanh đã vì lòng nhân mà thương xót cho những thân phận đàn bà, dù là người đàn bà ở chiến tuyến bên kia

mà ngăn Kiên “Đàn bà! Đừng bắn”, rồi như một người đàn ông cao thượng,

anh nói với người đàn bà “Đi xuống sân, đưa hai tay lên cao, sẽ không ai

bắn”. Trong lời nói của Oanh, ta thấy có tinh thần nghĩa hiệp cao thượng, có

lòng nhân ái rất mực con người. Nhưng chính Oanh đã phải trả giá cho lòng nhân ấy, anh thương xót thân phận đàn bà để rồi lưng anh hứng trọn những viên đạn từ người đàn bà bắn lén ấy.

Trong tác phẩm, Kiên đã gọi những con người như Oanh, Hoà, Tâm là

những “liệt sĩ của lòng nhân”. Họ đã đổi máu xương của mình để giành lấy

sự sống cho người khác. Sự hy sinh của họ là tiếng nói thức tỉnh lương tri

con người về tội ác, về chiến tranh. “Nếu không nhờ có Hoà cùng biết bao

đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên

vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân của nó sẽ chỉ đơn thuần là một thời buổi và một quãng đời mà bất kì ai đã phải trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình.”

Tóm lại, bằng hội thoại, Bảo Ninh đã khắc hoạ nên một lớp nhân vật

“sống khổ chết đau” trong chiến tranh. Cuộc đời của họ khiến ta phải day dứt về tất cả những gì đau đớn, man rợ, khủng khiếp nhất mà vì chiến tranh con người phải gánh chịu. Qua những cuộc đời ấy, dù không cần giọng điệu ngợi ca, Bảo Ninh cũng khiến người đọc xúc động nhận ra vẻ đẹp của tình đồng đội, đức hy sinh rất con người trong thế đối chọi với chiến tranh bạo tàn, phi nhân tính.

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)