Không gian hậu chiến

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 73 - 75)

VAI TRÒ CỦA HỘI THOẠI VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

3.1.3.Không gian hậu chiến

Trong tác phẩm, không gian hội thoại sau chiến tranh không hề bình yên, tươi đẹp, không rực rỡ sắc màu của niềm vui và chiến thắng mà mang nặng một nỗi buồn- nỗi buồn chiến tranh. Ngay sau chiến thắng là cảnh ăn

nhậu đập phá của lính tráng, một cảnh hoan lạc nhưng kém vui: “Bàn ghế bị

xô đổ, đập nát, chẻ băm ra, ngổn ngang, lổng chổng. Giấy má tiền bạc tung toé bay. Ly cốc bình bằng tách bằng sứ bằng thuỷ tinh bị đập vụn. Chai vỡ từng két, xối tràn suối rượu tưới đẫm các tấm thảm. Và tiểu liên, súng lục đua nhau nã vung vít trên trần bắn rụng các đèn chùm. Ai nấy thả sức uống. Say khướt. Phần đông dở khóc dở cười. Có tay rống lên rồi nức nở và sặc nấc như dậy cơn tâm thần.” [tr. 124] “Đêm lạnh lùng, đêm kinh khủng” ấy như báo trước một cuộc sống bị đảo lộn khi chiến tranh qua đi, nhường chỗ cho hoà bình.

Dù hoà bình đã lập lại nhưng dư chấn của chiến tranh còn in đậm trong những quán rượu sơ sài, những căn phòng lạnh lẽo hoang vắng, những con phố nhỏ buồn trong đêm... Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị “nồng lên thành mùi thối rữa”, nhân vật sống giữa Hà Nội mà tưởng như mình vừa đi qua đồi Xáo Thịt, truông Gọi Hồn những năm nào.

Ám ảnh người đọc nhất là khung cảnh trên chuyến tàu xuất ngũ ra

Bắc trong cuộc thoại 20 : “Trên tàu Thống Nhất hôm ấy toàn là thương phế

binh và lính về vườn. Ba lô ken dày trên giá, võng chăng dọc ngang lòng toa, biến đoàn tàu thành một bãi khách. Thoạt đầu, tâm trạng chung phải nói là khá chua chát. Không kèn, không trống, không khúc khải hoàn thì đã đành rồi nhưng đến một chút đối xử có trước có sau người ta cũng chẳng thèm dành cho bộ đội. Cảnh chợ chiều nhốn nháo, nháo nhào không khác gì một thứ tuỳ nghi di tản. Đã thế lại còn kiểm tra lên, kiểm tra xuống, lục lọi săm soi từng túi cóc ba lô, tuồng như người ta cho rằng một núi của cải ở

miền Nam sau giải phóng bị hư hao thất thoát, bị xâu xé tranh đoạt, bị hốt vơ cào xúc cho đến sạch sành sanh là bởi anh bộ đội chứ không phải bọn người nào khác... Tại các ga mà đoàn tàu dừng bánh, loa phóng thanh oang oang trút vào tai đám lính đui què mẻ sứt mắt trắng môi thâm này hàng lô xích xông những lời dạy bảo trớ trêu nhất đời nào chống cầu an, chống đạn bọc đường, chống thói đam mê các tàn tích của xã hội phồn vinh giả tạo và nào là cần đặc biệt chống tư tưởng công thần...”

[ tr. 90]

Bảo Ninh đã dựng lại một khung cảnh hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đọc thường hay gặp. Ngày chiến thắng trở về, không có hình ảnh những anh bộ đội hào hoa, không có những thiếu nữ xinh tươi chào đón, không có những gương mặt rạng ngời hạnh phúc và tự hào... Một lần nữa, không gian trên đoàn tàu lại được xuất hiện trong tác phẩm. Trước chiến tranh, đó là đoàn tàu của kỉ niệm trẻ con, của tình bạn, tình yêu ngây thơ và trong sáng. Trong chiến tranh, đó là đoàn tàu của mất mát, chia ly. Và giờ đây, sau chiến tranh, đoàn tàu ấy báo hiệu những bất cập thời hậu chiến, những bất cập khiến Kiên và những người cùng thời với anh, sau những phút giây hạnh phúc ban đầu đã cay đắng nhận ra rằng “Hoà bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui...”. Và dù sống trong hoà bình, sống giữa

mọi người, họ vẫn thấy “tràn ngập trong cảm giác cô đơn, trơ trọi. Trơ trọi

hơn bao giờ hết. Trơ trọi từ đây.”

[tr.119]

Có thể nói, bằng không gian hội thoại, nhà văn đã chỉ ra rằng, sau chiến tranh, cuộc sống vẫn còn nhiều bất cập, nhiều góc khuất khiến con người phải day dứt, đớn đau. Mặc dù chiến tranh đã qua đi, hoà bình được lập lại nhưng tình yêu, hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp đã mất đều không thể trở về.

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 73 - 75)