Hội thoại với việc khắc hoạ nhân vật

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 75 - 76)

VAI TRÒ CỦA HỘI THOẠI VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

3.2.Hội thoại với việc khắc hoạ nhân vật

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ hội thoại cùng phối hợp để khắc hoạ đặc điểm nhân vật. Khắc hoạ đặc điểm nhân vật bằng ngôn ngữ trần thuật, đặc biệt khi người trần thuật là người “biết tuốt”, nhân vật thường bị chi phối bởi cách đánh giá chủ quan của người trần thuật. Hơn thế nữa, tính chân thực, sinh động của nhân vật cũng ít được đảm bảo, bởi người đọc chỉ nghe qua lời kể mà không được nghe tiếng nói nhân vật một cách trực tiếp. Khắc hoạ nhân vật bằng độc thoại nội tâm, người đọc sẽ biết được những ý nghĩ sâu kín của nhân vật, cách nhân vật tự ý thức về mình và về thế giới xung quanh, nhưng lại có hạn chế là chưa đặt nhân vật vào tình huống cụ thể yêu cầu nhân vật phải có cách ứng xử thích hợp. Ngôn ngữ hội thoại sẽ hạn chế được những điểm này. Trong hội thoại, nhân vật bị chi phối sâu sắc bởi các nhân tố giao tiếp. Cách nhân vật nói năng hành xử trong từng trường hợp cụ thể làm cho hình ảnh nhân vật hiện ra chân thực, sinh động với tất cả những đặc điểm tốt xấu không thể che đậy. Chính trong hội thoại mà trình độ, sở thích, lối sống, tính cách... của nhân vật hiện ra một cách tự nhiên và chân thực.

Tiểu thuyết, truyện ngắn là những thể loại chú trọng đến việc tái hiện hội thoại giữa các nhân vật trong tính quy định của môi trường, tầng lớp xuất thân, trình độ học vấn, lứa tuổi, cá tính, tâm trạng... sao cho sinh động tự nhiên như lời nói thực ngoài đời. “Nỗi buồn chiến tranh” cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật được xây dựng với một lối nói, một kiểu phát ngôn riêng, nhằm thể hiện những tính cách, những tâm trạng riêng biệt.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong “Nỗi buồn chiến tranh”, mức

độ khắc hoạ bằng hội thoại ở các nhân vật là khác nhau. Có những nhân vật được thể hiện mình qua nhiều cuộc thoại, trong nhiều hoàn cảnh như Kiên,

Phương..., có những nhân vật chỉ xuất hiện trong một vài cuộc thoại, như Vượng, Can, Trần Sơn, Thịnh, Hoà, Hiền,.., có những nhân vật chỉ phát ngôn một lời thoại như cố Dụ , cha dượng Kiên, ... Song dù phát ngôn ít hay nhiều, đặc điểm nhân vật vẫn được bộc lộ qua những phát ngôn ấy.

Căn cứ vào đặc điểm nhân vật, chúng tôi đề cập đến vai trò khắc hoạ nhân vật của hội thoại theo 3 vấn đề sau:

- Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người hào hoa, mang nét đẹp truyền thống

- Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người “sống khổ chết đau”

- Hội thoại khắc hoạ hình ảnh những con người bị chấn thương tâm hồn

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 75 - 76)