Vai giao tiếp trong các cuộc thoạ

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 35 - 38)

Quan hệ vai giao tiếp trong “Nỗi buồn chiến tranh” bao gồm cả hai loại vai cao- thấp và ngang bằng. Quan hệ vai giao tiếp cao - thấp là quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau, ví dụ như quan hệ giữa Kiên và cha mình trong cuộc thoại 31:

- Ai đấy? – Nghe tiếng chân, ông ngẩng lên hỏi, giọng khàn khàn.

- Con, con đưa cơm lên, cha xơi cơm đi.

- Ờ. – Ông nói, rồi lại nặng nề nhìn xuống.” [tr.149]

Ngược lại, quan hệ vai giao tiếp ngang bằng là quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội bình đẳng nhau, ví dụ như quan hệ giữa Kiên, Toàn và Phương trong cuộc thoại 46:

“ – Chúng mày đi đâu vừa nãy? – Toàn chặn hai đứa lại ở cửa toa. - Đi trốn chứ đi đâu! Phương leo lẻo.

- Nói dối! – Mắt trợn trừng, giọng Toàn vỡ ra, ngụt ngạt.- Chúng mày làm gì, tao thấy, tao biết, tao...

- Đừng làm ầm lên, Toàn! – Phương thì thào vội vã- Từ rày sẽ chơi vợ chồng, mày muốn đi chơi thì không được mách.

- Làm gì có vợ chồng ba người?

- Đồ ngốc, thế mà cũng đòi. Hai táo ông với một táo bà thì sao? Tao cấm mày hớt lẻo đấy!”

[tr.196]

Đặc biệt, một số tam thoại hoặc đa thoại trong tác phẩm bao hàm cả hai loại vai trên, nhân vật trong mối quan hệ với đối ngôn này là ngang bằng, trong mối quan hệ với đối ngôn khác lại là cao- thấp. Ví dụ như cuộc thoại 61 giữa Phương, Kiên và mẹ Phương:

“ – Con hãy thay mẹ đàn một khúc tặng Kiên đi!

Có vẻ hơi miễn cưỡng, Phương vâng lời mẹ, ngồi xuống trước dương cầm, nâng nắp đàn lên, nhìn Kiên hỏi:

- Anh thích chơi bài gì?

- Mình ấy à? Bản nào bác và Phương thích... Hình như Phương thích Môda. Mình cũng thế.

- Ồ, chứ không phải là “Sống là đây mà chết cũng là đây à? – Phương khẽ cười- Hay là “Trường ca sông Lô”?

- Cũng hay chứ sao, Phương. Nhạc Văn Cao cơ mà - Mẹ Phương nói- Nhưng con đàn một bản của Môda đi. “Xônát mộng ảo cung mi thứ” để tiễn người ra trận.”

[tr. 261]

Trong cuộc thoại này, quan hệ vai giao tiếp giữa Kiên và Phương là ngang bằng, nhưng quan hệ vai giữa anh và mẹ Phương lại là cao- thấp. Tương tự như vậy, quan hệ vai giữa Phương và Kiên là ngang bằng, nhưng quan hệ vai giữa cô và mẹ lại là cao - thấp.

Cụ thể, quan hệ vai giao tiếp trong tác phẩm thể hiện qua bẳng khảo sát sau:

Bảng 4:Quan hệ vai giao tiếp trong các cuộc thoại

Vai giao tiếp Cuộc thoại Tổng số Tỉ lệ

Cao - thấp 1, 4, 5, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 26, 31, 32, 39, 40, 47, 55, 61, 65 18/66 27,3 % Ngang bằng 2, 3, 6, 7, 8, 10, 11, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 37, 38, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 49, 50, 51, 52, 53, 56, 57, 58, 59, 60, 63, 64, 66 43/66 65, 1% Vừa cao- thấp, Vừa ngang bằng 9, 36, 48, 54, 62 5/66 7,6 %

Có thể nhận thấy rằng, quan hệ vai giao tiếp ngang bằng chiếm tỉ lệ lớn nhất (65,1%) trong các cuộc thoại, kế đến là quan hệ vai cao - thấp (27,3%) và cuối cùng là quan hệ vai vừa cao thấp, vừa ngang bằng (7,6%) (kiểu quan hệ vai này chủ yếu gặp trong các tam thoại và đa thoại)

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)