Hành vi mở rộng

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 65 - 68)

Khảo sát “Nỗi buồn chiến tranh”, chúng tôi nhận thấy bên cạnh thành

phần cốt lõi, trong tham thoại còn có các hành vi mở rộng. Đó là các thành phần ít có mối liên hệ với cấu trúc tham thoại, không chứa thông tin phản ánh hiện thực khách quan, tham gia với nhiệm vụ liên nhân, có vai trò như một thứ gia vị làm cho cuộc thoại thêm hấp dẫn.

Hành vi mở rộng xuất hiện khá thường xuyên trong tác phẩm, phong phú về kiểu dạng và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Có thể kể tới các chức năng tiêu biểu sau:

- chức năng hô đáp/ gọi đáp: Ví dụ:

- Kiên ơi, hay là tạm tha chúng... đưa về cho trên xử trí... [tr. 45]

- Này chú em, chiều nay xuống giúp chị cái tăng xê nhé! [tr.74] - chức năng cảm thán, biểu thái.

Ví dụ:

- Ôi dào, trung uý hay trung tướng xuống đó cũng ngang cấp binh nhì thôi, không chỉ huy được mày nữa đâu mà lo. [tr.43]

- Ôi giời! Có nói được thì cũng nói làm gì cơ chứ! [tr.47]

- chức năng thưa gửi, thể hiện nghi thức xưng hô:

Ví dụ:

- Dạ, kính quý anh xơi thuốc! [ tr.42]

- Thưa anh, cái thằng nói hỗn với anh là chỉ huy. Dạ, trung uý ạ! [tr. 62] Ngoài ra, hành vi mở rộng còn có các chức năng khác như: chức năng rào đón, chức năng đánh giá, nhận định, bác bỏ... với tần suất sử dụng ít hơn trong tác phẩm.

Có thể thấy rằng, việc sử dụng các hành vi mở rộng, đặc biệt là các hành vi gọi đáp và biểu thái đã khiến cho ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm chân thực và sinh động như chính cuộc sống mà nó đang phản ánh.

TIỂU KẾT

Vận dụng lý thuyết hội thoại để khảo sát “Nỗi buồn chiến tranh”, có thể

song thoại và đa thoại, dung lượng không nhiều, trong hoàn cảnh giao tiếp đa số mang tính công cộng và quan hệ vai giao tiếp chủ yếu là ngang bằng.

Do sự chi phối của đặc điểm hội thoại, các đoạn thoại trong “Nỗi buồn

chiến tranh” chủ yếu có sự tham gia của hai nhân vật có quan hệ vai giao tiếp ngang bằng, trong hoàn cảnh giao tiếp mang tính công cộng nhiều hơn. Các đoạn thoại thường ngắn, cấu trúc phổ biến gồm từ một đến năm cặp thoại.

Cặp thoại trong tác phẩm có số lượng nhiều, cấu trúc thường gặp là cặp thoại phức tạp. Cặp thoại hai tham thoại và cặp thoại một tham thoại xuất hiện ít hơn. Về tính chất số cặp thoại tích cực nhiều hơn cặp thoại tiêu cực.

Tham thoại trong tác phẩm chủ yếu được xem xét dưới góc độ chức năng. Các tham thoại dẫn nhập gằn liền với hành vi hỏi, bày tỏ thái độ và ra lệnh. Các tham thoại hồi đáp bao gồm cả tham thoại tích cực và tham thoại tiêu cực.

Hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm có số lượng lớn, nhiều nhất là hành vi thuộc nhóm điều khiển, tiếp theo là nhóm tái hiện, nhóm biểu cảm. Các hành vi ngôn ngữ mở rộng cũng xuất hiện thường xuyên.

Tất cả những đặc điểm nói trên có mối quan hệ gắn bó khăng khít. Chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và cùng nhau phối hợp để tạo nên đặc điểm riêng của hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh”, góp phần thể hiện thành công tư tưỏng chủ đề tác phẩm.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (Trang 65 - 68)