Đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp qua số liệu tài chính

Một phần của tài liệu 1639637898562-sotay PN (Trang 29 - 34)

- Khoản gia tăng tiền mặt trong năm: Nếu đây là một khoản giảm thì cơng ty có thể đang phát triển nhanh và cần đầu

qua số liệu tài chính

2.1. Đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp qua số liệu tài chính

doanh nghiệp qua số liệu tài chính

Sau khi đọc xong các báo cáo tài chính, bạn có thể nghĩ: “Những con số này có ý nghĩa gì? Cơng ty có thanh tốn được các hóa đơn của nó hay khơng? Nó lời, lỗ như thế nào?”

Để tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể sử dụng những con số từ các báo cáo tài chính để tạo nên các tỷ suất đo lường điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi của công ty. Các nhà đầu tư tiềm năng, các chủ ngân hàng, ban quản trị công ty đều dùng các số đo này để đánh giá thành quả hoạt động của công ty cũng như điểm mạnh, điểm yếu tài chính của nó.

Như vậy, nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dự báo tình hình hoạt động tài chính của

doanh nghiệp trong tương lai, nhà quản lý sử dụng báo cáo tài chính là cơng cụ hữu hiệu để đánh giá được tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp mình.

Những chỉ số chính yếu ở trong 03 bảng báo cáo tài chính nêu trên cùng với những chỉ số so sánh hiệu quả sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp nắm được bức tranh quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để lập dự kiến và tối ưu cho tương lai về:

- Thu. - Chi.

- Hiệu quả của việc thu chi.

Những chỉ số đúng đắn nhất sẽ mang lại cho bạn những thơng tin mà bạn muốn biết. Có các số đo phổ biến sau đây, bạn cần tìm hiểu kỹ nhé.

- Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi liên quan đến lượng thu nhập đạt được với các nguồn lực sử dụng để tạo ra chúng, được tính bằng cơng thức:

%Lợi nhuận / Doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Đây là chỉ số lợi nhuận mà công ty kiếm được trên mỗi VNĐ doanh thu, xem việc bỏ sức lực ra dẫn đến thực tế lợi nhuận có tốt hay khơng. Chỉ số này đặc biệt quan trọng trong quyết định đầu tư mới hoặc các hoạt động truyền thơng, giảm giá có thật sự

Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ

29

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản liên quan đến thu nhập rịng và tổng tài sản của cơng ty được tính theo cơng thức sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Công thức này cho thấy sự hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu liên quan đến lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được tính như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này thể hiện lợi nhuận công ty đang mang về so với lượng đầu tư của cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty, tức là hiệu quả đầu tư của các cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty trên doanh nghiệp hiện hữu.

- Tỷ suất hoạt động: Chỉ ra mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu bán chịu rịng / Trung bình khoản phải thu

Trung bình khoản phải thu được tính bằng cách tính trung bình cộng của khoản phải thu đầu kì và khoản phải thu cuối kì.

Doanh thu bán chịu rịng được tính bằng cách lấy tổng doanh

thu bán chịu trong kì trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.

Kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ từ khách hàng.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cho thấy khả năng thu hồi hiệu quả khoản phải thu và nợ từ khách hàng. Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng cho thấy công ty đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Một chính sách tín dụng thận trọng có thể đem lại lợi ích vì nó giúp cơng ty phần nào ngăn ngừa rủi ro nợ khó địi. Tuy nhiên, nếu q thận trọng, cơng ty có thể khiến cho khách hàng tiềm năng rơi vào tay các cơng ty cạnh tranh có chính sách tín dụng mềm mỏng hơn.

Hệ số vịng quay khoản phải thu thấp cho thấy cơng ty có quy trình thu hồi kém, chính sách tín dụng khơng tốt hay những khách hàng của họ khơng có khả năng chi trả.

Thường thì một cơng ty có hệ số vịng quay khoản phải thu thấp nên sửa đổi lại chính sách tín dụng của mình để đảm bảo thời gian thu hồi tiền. Tuy nhiên, nếu một công ty đang có hệ số vịng quay khoản phải thu thấp chỉnh sửa hiệu quả lại quy trình thu hồi của mình, thì có thể sẽ xuất hiện dịng tiền lớn trong báo cáo tài chính từ việc thu hồi những khoản nợ tồn đọng cũ.

Vòng quay khoản phải trả =

Doanh số mua hàng trong kỳ / Bình quân các khoản phải trả + Doanh số mua hàng trong kỳ =

Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ

31

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả là một thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn được sử dụng để định lượng tốc độ mà một công ty trả cho các nhà cung cấp của mình. Chỉ số vịng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty trả hết các khoản phải trả trong một giai đoạn.

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số vịng quay các khoản phải trả để xác định xem một cơng ty có đủ tiền mặt hoặc doanh thu để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn hay không. Các chủ nợ có thể sử dụng chỉ số này để xem có nên gia hạn hạn mức tín dụng

(line of credit) cho cơng ty hay khơng.

Lí tưởng nhất là khi một công ty muốn tạo ra đủ doanh thu để thanh tốn nhanh chóng các khoản phải trả, nhưng khơng quá nhanh chóng để cơng ty bị bỏ lỡ cơ hội vì họ có thể sử dụng số tiền đó vào các đầu tư khác.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu hàng bán / Hàng tồn kho trung bình + Hàng tồn kho trung bình = (Giá trị kho đầu kỳ + Giá trị kho cuối kỳ) / 2

Cần có một sự tinh tế để giữ được sự cân bằng hàng tồn kho, làm thế nào để khơng q nhiều mà cũng khơng q ít. Có q nhiều hàng tồn kho nghĩa là số vốn “bị giam” trong kho cao, ngược lại, hàng tồn kho q ít có thể dẫn đến mất doanh thu.

Số liệu thể hiện số lần hàng tồn kho được bán hoặc thay thế trong một khoảng thời gian nhất định.

Dựa vào hệ số vòng quay của hàng tồn kho, bạn có thể biết được khoảng thời gian trung bình để bán hết hàng tồn kho, từ đó bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng với số lượng và khoảng thời gian phù hợp.

- Hệ số lớn cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho là nhanh, có thể dẫn đến thiếu hàng, mất cơ hội bán.

- Hệ số thấp cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho chậm, thấp, tồn kho lớn.

Ví dụ: Doanh thu cửa hàng của bạn trong năm 2019 là 900 triệu đồng, giá trị tồn kho trung bình là 30 triệu đồng.

Hệ số vịng quay sẽ bằng: 900.000.000 / 30.000.000 = 30. Như vậy trong năm 2019 cửa hàng của bạn đã quay vòng hàng tồn kho 30 lần.

Tiếp theo, lấy 365 ngày / 30 lần = 12,17 ngày. Nghĩa là trung bình khoảng 12,17 ngày cửa hàng của bạn sẽ hết 1 vòng quay tồn kho. Dựa vào con số này bạn có thể ước tính trước thời gian sắp hết hàng để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.

Một phần của tài liệu 1639637898562-sotay PN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)