- Thụ hưởng cấp 4: Tổ chức nơi nhân viên này đang làm việc, những kiến thức và hành động tích cực hay tiêu cực của
của doanh nghiệp
3.1. Trách nhiệm xã hộ
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay đang trở thành xu hướng chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra một giá trị chung cho doanh nghiệp và cho tồn xã hội. Thơng qua việc triển khai tốt các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không những giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung của cộng đồng không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi
Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ
137
Trách nhiệm xã hội - Vấn đề cần được quan tâm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phương án mà các doanh nghiệp thường áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn, đi cùng với phúc lợi xã hội. Cụ thể, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt:
• Bảo vệ mơi trường;
• Đóng góp cho cộng đồng xã hội;
• Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; • Bảo đảm an tồn và lợi ích cho người tiêu dùng; • Quan hệ tốt với người lao động (đối xử cơng bằng và có
đạo đức với nhân viên);
Bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. (Nguồn ảnh: internet)
• Bảo đảm lợi ích cho cổ đơng và người lao động trong doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát do Viện Khoa học Xã hội và Lao động tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc ngành Da giày và dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội mà doanh thu của doanh nghiệp đã tăng 25%, năng suất cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên đến 35,8 triệu đồng/lao động/ một năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.
Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lịng đơn thuần, khơng hẳn chỉ là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thơng thường mà hoạt động này địi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội. Bởi vì, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức của doanh nghiệp. Có như thế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới thật sự hiệu quả trong việc để họ chủ động triển khai chiến lược hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm - thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội...
Những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội:
Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ
139
khi mọi người nghĩ về công ty, họ cũng sẽ thấy những điều tốt đẹp mà doanh nghiệp đã thực hiện.
Giúp thu hút và giữ chân nhân tài
Thông qua các hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ: Các sản phẩm cơng việc của nhân sự có trách nhiệm xã hội như thế nào, lãnh đạo minh bạch và trung thực ra sao cũng như nhân viên đóng góp và tình nguyện gì cho doanh nghiệp. Những tiêu chí này sẽ thu hút nhân viên và trở thành yếu tố chính để ứng viên lựa chọn gia nhập và gắn kết lâu dài với công ty.
Gắn kết và thúc đẩy tinh thần hợp tác của nhân viên
Khi doanh nghiệp thể hiện tinh thần đạo đức và trách nhiệm với xã hội, nhân viên nhờ đó cũng sẽ có động lực xây dựng hành vi chuẩn mực tương ứng. Đồng thời thơng qua các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, họ có thể làm việc cùng nhau bên ngồi văn phịng, từ đó mà mối quan hệ càng trở nên khắng khít, gắn kết đội ngũ và sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau.
Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn
Các nhà đầu tư thường sẵn sang hỗ trợ những doanh nghiệp có chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội tồn diện.
Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính tồn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ và kể cả khi đại dịch đi qua, đây là thời điểm các doanh nghiệp Việt
Nam cần tiên phong thực hiện trách nhiệm xã hội của mình hơn bao giờ hết. Đã có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vừa nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, vừa đẩy mạnh các hoạt động hướng tới trách nhiệm xã hội, sát cánh cùng Chính phủ và người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Tập đoàn Vingroup đã tài trợ cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 với tổng trị giá hơn 2.287 tỷ đồng (tính đến thời điểm 6/2021) thơng qua các hoạt động: Tài trợ 4 triệu liều vắc-xin; trao tặng hàng ngàn máy thở cho Bộ Y tế và các nước bạn; tài trợ 20 tỷ đồng cho Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 “Made in Việt Nam” COVIVAC. Vietnam Airlines trong năm 2020 đã thực hiện các nhiệm vụ chính trị đưa - đón cơng dân Việt Nam ở nước ngoài về nước chống dịch, đưa cơng dân nước ngồi và hàng hóa Việt Nam ra thế giới,… Từ đó mà hình ảnh cùng thương hiệu của các doanh nghiệp này ngày càng in đậm trong tâm trí mọi người, đem lại niềm tự hào về một thế hệ doanh nhân Việt Nam thời hiện đại làm rạng rỡ cho đất nước.