Đặc điểm và nội dung kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, TS. Nguyễn Viết Tiến (Đồng chủ biên) (Trang 90 - 95)

- LNST chưa phân phối năm nay

KIỂM TỐN DOANH THU

6.1.2. Đặc điểm và nội dung kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

đầy đủ vào sổ kế tốn khơng được để ngồi sổ bất cứ nghiệp vụ nào.

- Mục tiêu về đảnh giả: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

của doanh nghiệp được phản ánh đúng số tiền, đúng tài khoản và được

đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn hiện hành. Các

khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thu bàng ngoại tệ được

tính tốn quy đổi tỳ giá theo đúng quy định.

- Mục tiêu tính đủng kỳ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

của doanh nghiệp được phản ánh đúng kỳ phát sinh phù hợp với chi phí

tạo ra doanh thu và quy định của chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn hiện

hành. Các khoản khách hàng ứng trước, trả trước tiền hàng, các khoản doanh thu thực tế chưa phát sinh khơng được ghi nhận.

- Mục tiêu trĩnh bày và cơng bổ: Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp được phân loại, trình bày và báo cáo đầy đủ, đúng kỳ phù hợp với chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn hiện hành.

6.1.2. Đặc điểm và nội dung kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ

6.1.2.1. Đặc điểm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu là một thơng tin quan trọng đối với người đọc báo cáo

tài chính được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và vị trí tài chính của doanh nghiệp. Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gồm

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu

Theo hướng dẫn của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS 15: “Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng”[4], doanh thu được ghi

nhận cho tất cả các hợp đồng với khách hàng, bao gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định họp đồng với khách hàng

Bước 2: Xác định các nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng Bước 3: Xác định tổng giá trị giao dịch của hợp đồng, bao gồm cả

các khoản thanh tốn tiềm tàng, các khoản hỗ trợ tài chính, các nghĩa vụ lồng ghép phi tiền tệ

Bước 4: Phân bổ giá trị họp đồng cho mỗi nghĩa vụ phải thực hiện

trong họp đồng.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu một lần hay nhiều làn khi mỗi nghĩa vụ được thực hiện.

Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi đáp ứng nhiệm vụ thực hiện bằng cách chuyển giao hàng hĩa dịch vụ cho khách hàng, nghĩa là khách hàng giữ quyền kiểm sốt, khả năng sử dụng trực tiếp và nắm giữ thực

chất tồn bộ lợi ích cịn lại. Xác định các nghĩa vụ phải thực hiện khác

nhau cùng tồn tại trong một hợp đồng sẽ dẫn đến việc phải thay đổi về thời gian và mức doanh thu được phép ghi nhận. Phần lớn các trường

hợp, xác định các nghĩa vụ phải thực hiện trong một họp đồng là tương đối đơn giản. Tuy nhiên việc ghi nhận và xác định doanh thu sẽ trở nên

phức tạp khi hợp đồng bao gồm nhiều nghĩa vụ khác nhau và sẽ được

thực hiện tại các thời điểm khác nhau trong thời gian của hợp đồng.

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS 15: “Doanh thu từ họp

đồng với khách hàng”, yêu cầu mỗi nghĩa vụ phải thực hiện theo họp

đồng cho mục đích ghi nhận doanh thu phải là một nghĩa vụ cĩ tính khác

biệt, theo đĩ khách hàng cĩ thể thu được lợi ích riêng biệt từ hàng hĩa

hay dịch vụ khi từng nghĩa vụ được thực hiện và nghĩa vụ phải được phân biệt rõ ràng với các nghĩa vụ khác cùng tồn tại trong một hợp đồng.

Quyền kiểm sốt trong một khoảng thời gian hay tại một thời điểm

quyết định khi nào doanh thu được ghi nhận. Doanh thu được ghi nhận

qua một thời kỳ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Khách hàng nhận và hưởng lợi ích cùng lúc khi doanh nghiệp

thực hiện nghĩa vụ.

- Hoạt động của doanh nghiệp tạo ra 1 tài sản mà khách hàng kiểm

sốt tài sản cả khi đang sản xuất (xây dựng) dở dang;

- Hoạt động của doanh nghiệp tạo ra 1 tài sản khơng thể sử dụng ở

đon vị khác và doanh nghiệp cĩ quyền buộc khách hàng phải thanh tốn khi hồn thành.

Mục đích của việc trình bày thơng tin trên BCTC là cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu tính chất, số tiền, thời gian và sự

khơng chắc chắn của doanh thu và dịng tiền tăng từ hợp đồng với khách

hàng. Để đạt những mục tiêu đĩ, doanh nghiệp càn trình bày những

thơng tin định tính và định lượng sau: - Những hợp đồng với khách hàng;

- Những ước tính quan trọng, khả năng thay đổi ước tính đĩ đối với

từng hợp đồng;

- Bất kỳ tài sản nào được ghi nhận từ chi phí để nhận được hợp đồng với khách hàng.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục trọng yếu

trên Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp

đến lợi nhuận gộp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh .tốn, triển vọng phát triển

cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai của doanh nghiệp. Một sự sai lệch của doanh thu bán hàng cũng sẽ làm sai lệch mang tính chất lan tỏa

đến các chỉ tiêu khác trên Báo cáo tài chính. Chính vì vậy, kiểm tốn

khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một nội dung quan trọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính.

Những sai phạm thường gặp trong kiểm tốn doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ:

Các trường hợp sử dụng sai tài khoản hoặc quy trĩnh hạch tốn làm sai lệch doanh thu và kết quả kinh doanh giữa các kỳ:

- Bán hàng trả chậm và chi hạch tốn doanh thu khi thu được tiền bán hàng;

- Khơng phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ và giá vốn hàng bán. - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khơng hạch tốn giảm trừ doanh thu mà hạch tốn vào chi phí kinh doanh hoặc giảm

thu nhập khác.

- Bán hàng trả chậm, trả gĩp nhưng lại làm thủ tục như một đại lý, chỉ ghi doanh thu theo hoa hồng được hưởng hoặc khơng hạch tốn

doanh thu mà bù trừ thẳng vào hàng tồn kho và cơng nợ phải trả.

- Hàng nhận bán đại lý cĩ quà khuyến mại nhưng khơng tặng cho

khách hàng vẫn bán và ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh hoặc ghi khống nợ phải trả hoặc ghi tăng thu nhập khác.

- Chuyển doanh thu đã thực hiện trong kỳ này sang kỳ sau;

Phản ánh sai doanh thu để gian lận thuế hoặc thổi phồng lợi nhuận:

- Ghi số tiền khác nhau trên các liên của cùng một hĩa đơn bán

hàng, các hợp đồng mua bán,...

- Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành doanh thu hàng xuất

khẩu; doanh thu mặt hàng chịu thuế suất thuế GTGT cao thành doanh thu mặt hàng cĩ mức thuế suất thuế GTGT thấp hoặc khơng chịu thuế.

- Quy đổi tỷ giá ngoại tệ (doanh thu xuất khẩu) khơng phù hợp với

quy định của chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành.

- Doanh nghiệp thực hiện khốn theo thu nhập khơng ghi nhận doanh thu theo thực tế mà phản ánh doanh thu theo thu nhập khốn hoặc để ngồi sổ.

- Doanh thu bán hàng thu bằng tiền mặt và khách hàng khơng lấy hĩa đơn nên để ngồi sổ khơng ghi chép nhằm biển thủ;

6.1.2.2. Nộỉ dung kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cẩp

dịch vụ

Khi thực hiện kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,

KTV thường tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của từng khoản

doanh thu thơng qua việc xác định hợp đồng với khách hàng. Việc kiểm

tra của KTV phải tập trung vào xác nhận hợp đồng với khách hàng về nội dung thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra nhiệm vụ buộc phải

thực hiện. Hợp đồng với khách hàng phải xác định quyền lợi của mỗi bên

liên quan đến việc chuyển giao hàng hĩa, dịch vụ và xác định thời hạn thanh tốn khi chuyển giao hàng hĩa và dịch vụ.

- Kiểm tra và xác định nghĩa vụ thực hiện liên quan cam kết cung

cấp hàng hĩa dịch vụ trong họp đồng. Việc hồn thành nghĩa vụ này sẽ xác định thời điểm và giá trị doanh thu được ghi nhận. KTV phải tập trung thu thập bàng chứng liên quan đến cam kết chuyển giao hàng hĩa

dịch vụ hoặc nhĩm hàng hĩa dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết cung cấp

riêng biệt.

- Kiểm tra và xác định giá trị giao dịch, việc phân bổ cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng. Trong trường hợp giá trị giao dịch khơng xác định chính xác, KTV cần kiểm tra việc ước tính giá trị sử

dụng của doanh nghiệp theo phương pháp giá trị mong đợi hay giá trị cĩ khả năng đạt được cao nhất.

- Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên cả hai phương diện: tính đúng kỳ và sự phù hợp giữa doanh thu, chi phí. KTV sẽ tập trung vào kỹ thuật chia cắt niên độ để thu thập bằng

quan đến ngoại tệ, KTV cần kiểm tra tuân thủ chuẩn mực và quy định

liên quan trong việc áp dụng tỷ giá ngoại tệ.

Để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn, KTV phải dựa vào các tài liệu, chứng từ và sổ kế tốn sau:

- Báo cậo kết quả kinh doanh;

- Sổ cái các tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sổ chi tiết vật

tư hàng hĩa, sổ cơng nợ phải thu khách hàng;

- Các chứng từ liên quan đên bán hàng và thu tiền: Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý và bán TSCĐ, biên bản bàn giao hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại, hĩa đon bán hàng, hĩa đon GTGT, báo cáo bán hàng, chứng từ thanh tốn, bảng kê các khoản giảm trừ doanh thu,...

Ngồi chứng từ kế tốn và sổ kế tốn, KTV phải thu thập các tài liệu quy định về quy trình bán hàng; các chính sách giá bán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh tốn của doanh nghiệp được kiểm tốn,...

6.1.3. Thủ tục kiểm tốn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, TS. Nguyễn Viết Tiến (Đồng chủ biên) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)