Thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 25 - 27)

- Khái niệm

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 674 BLDS, 2005).

Thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng. Những người này không phụ thuộc vào năng lực hành vi. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

- Các trường hợp thừa kế theo pháp luật + Người chết không để lại di chúc; + Di chúc không hợp pháp;

+ Những người được hưởng thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại thời điểm mở thừa kế;

+ Những người thừa kế theo di chúc khơng có quyền hưởng di sản (Điều 643 BLDS) hoặc từ chối quyền hưởng di sản;

+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật;

- Những người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được phân chia theo hàng thừa kế, bao gồm:

+ Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vợ chồng là những người được hưởng thừa kế của nhau về tài sản khi một người chết trước. Cơ sở để xác định vợ chồng là thông qua việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi rõ vào sổ kết hôn và cấp giấy đăng ký kết hôn theo nghi thức do nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 680 BLDS quy định: Trong trường hợp vợ chồng xin ly hơn mà chưa được Tồ án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế phần di sản của người đã chết.

Nếu vợ chồng đã chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại mà sau đó một người chết trước thì người cịn sống vẫn được hưởng thừa kế của người đã chết.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hơn với người khác vẫn được hưởng thừa kế di sản của người chết.

Cha, mẹ đẻ là hàng thừa kế thứ nhất của con đẻ và con đẻ là hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ đẻ. Con đẻ theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình bao gồm con trong giá thú và con ngồi giá thú.

Con ni và cha mẹ nuôi được thừa ké tài sản của nhau và còn được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS.

+ Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết không phân biệt cùng cha mẹ hay khác cha, khác mẹ và khơng phân biệt con trong giá thú hay ngồi giá thú.

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

* Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.

* Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận quyền hưởng di sản (Điều 676 BLDS).

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)