Mặt khách quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 55 - 57)

Tội phạm bao giờ cũng là hành vi cụ thể của con người, nó diễn ra và tồn tại bên ngồi thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Khoa học Luật Hình sự gọi những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan là mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Là hành vi gây ra hoặc đe dọa

gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động:

Hành động phạm tội: Là hình thức của hành vi khách quan làm

biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị Luật Hình sự cấm.

Khơng hành động phạm tội: Là hình thức của hành vi khách

quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Tính nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm là ở chỗ nó đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Nói cách khác, nó đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì thế, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự. Sự thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ thiệt hại (hậu quả) được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm (Ví dụ: các tội xâm phạm sức khỏe) hoặc bởi những đặc điểm của chính đối tượng tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng (Ví dụ: tội tham ô, trộm cắp tài sản).

Sự biến đổi của đối tượng tác động của tội phạm được phản áp trong cấu thành tội phạm có thể là:

* Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người: sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại về thể chất, bao gồm thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe hay thiệt hại về tinh thần.

* Sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất (thiệt hại vật chất). Thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị phá hủy hoặc dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt, bị sử dụng trái phép, bị chiếm giữ trái phép.

* Sự biến dạng trong xử sự của con người. Hành vi khách quan có thể là sự tự làm biến dạng xử sự của chủ thể nhưng cũng có thể làm biến dạng xử sự của người khác. Trong những trường hợp đó, sự biến dạng xử sự được coi là kết quả của hành vi khách quan. Chẳng hạn: sự tự sát có thể là hậu quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc bức tử sự sống của họ hoặc phạm pháp có thể là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trong khoa học hình sự Việt Nam, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về một hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi hậu quả đó là do

chính hành vi nguy hiểm cho xã hội của người đó gây ra, tức là giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Cơ sở lý luận về mối quan hệ này trong Luật Hình sự được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của phép duy vật biện chứng của C.Mác. Do đó, để khẳng định đã tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội người ta phải chứng minh được những tình tiết sau:

* Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian.

* Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng họp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

* Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động hoặc khả năng để sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra khơng bị ngăn chặn.

Ngoài những nội dung biểu hiện của mặt khách quan đã trình bày ở trên, mặt khách quan của tội phạm cịn có những điều kiện bên ngồi khác của việc thực hiện hành vi phạm tội như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)