Điều 68 Hiến pháp 1992.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 66 - 68)

- Khái niệm và đặc điểm + Khái niệm:

35 Điều 68 Hiến pháp 1992.

+ Hình phạt bổ sung

* Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36 BLHS)‘. Là hình phạt bổ sung, được áp dụng khi

xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật (nếu là hình phạt chính khác hoặc người bị kết án được hưởng án treo) thì họ có thể lại có điều kiện phạm tội mới.

Hình phạt bổ sung này được qui định tại các tội cụ thể mà người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để phạm tội hoặc do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ, vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể hoặc của cơng dân. Hình phạt này nhằm tăng cường hiệù quả của hình phạt chính đồng thời loại bỏ điều kiện phạm tội lại. Thời hạn bị cấm là từ một đến năm năm tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu cầu phịng ngừa. Thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung này được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.

* Cấm cư trú (Điều 37 BLHS)\ Là hình phạt bổ sung áp dụng đối

với người bị kết án phạt tù, buộc người đó khơng được tạm trú và thường trú từ một đến năm năm ở một số địa phương nhất định kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Tự do cư trú là quyền của mọi công dân được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện35. Tuy nhiên, đối với người phạm tội bị phạt tù, khi xem tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và u cầu phịng ngừa, tịa án có thể tuyên cấm cư trú ở một số địa phương nhất định để tước đi khả năng sử dụng những điều kiện vốn có của địa phương để hoạt động phạm tội.

* Quản chế (Điều 38 BLHS): Là hình phạt bổ sung áp dụng đối

với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác mà BLHS qui định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn, sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ một đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong

hình phạt tù, có sự kiểm sốt, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thi hành hình phạt quản chế có trách nhiệm giám sát, quản lý, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ

người được kết án làm ăn, sinh sống ngăn chặn không để họ vi phạm pháp luật.

Người thi hành hình phạt quản chế có thể được xét miễn chấp

hành hình phạt nếu thi hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản

chế, thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và qui định quản chế, được chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị.

* Tước một số quyền công dân (Điều 39 BLHS)\ Là hình phạt bổ

sung, áp dụng đối với cơng dân Việt Nam bị kết án tù về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được BLHS qui định.

Các quyền cơng dân có thể bị tước là quyền ứng cử, bầu cử đại

biểu cơ quan quyền lực nhà nước, quyền được làm việc trong các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân. Khi tun hình phạt bổ sung này, tịa án có thể chỉ tước một quyền cơng dân hoặc cũng có thể tước nhiều quyền tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân của người phạm tội và yêu cầu phòng ngừa

tội phạm. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một đến năm

năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án CQ hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

* Tịch thu tài sản (Điều 40 BLHS)'. Là hình phạt bổ sung tước

một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tài sản bị tịch thu phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người

bị kết án, kể cả những tài sản mà kẻ phạm tội đã cho vay, cho mượn,

gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cam cố, thế chấp... Tài sản bị tịch thu có thể là hiện vật hoặc tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu... Trong trường hợp tịch thu toàn bộ

tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)