1. Tội phạm
a/Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vỉ nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hĩnh sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ỷ, xâm phạm, độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chỉnh trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quổc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sửc khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác cùa cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa28.
28 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999.
Khái niệm tội phạm đã thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm. Khái niệm này không chỉ là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội cụ thể, mà còn là cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn những điều luật qui định về từng tội phạm cụ thể.
b/ Các dấu hiệu của tội phạm
Khái niệm tội phạm đã thể hiện rõ 4 dấu hiệu cơ bản của tội phạm:
Một là, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội)
Giống như tất cả các loại vi phạm pháp luật khác, tội phạm luôn phải là hành vi của con người. Chỉ qua hành vi của con người mới có thể gây nguy hiểm cho xã hội, cịn những gì chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tư tưởng của con người thì dù có xấu đến đâu cũng không phải là tội phạm.
Hành vi bị coi là tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ - những quan hệ xã hội đã được liệt kê trong Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Đe khẳng định hành vi nhất định là nguy hiểm cho xã hội, các cơ quan áp dụng pháp luật phải dựa trên nhiều tình tiết khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi, có thể là:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm.