THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 37 - 38)

1. Khái niệm

Mọi hoạt động quản lý nhà nước đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định. Pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc thuộc nội bộ Nhà nước và công việc liên quan đến cá nhân cơng dân hoặc tổ chức.

Tồn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự, thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ Nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục.

Các hoạt động quản lý khác nhau càn có các thủ tục khác nhau để tiến hành. Nhà nước quy định chức năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tương ứng với ba lĩnh vực là ba nhóm thủ tục: Thủ tục lập pháp, thủ tục tư pháp và thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động đa dạng, phức tạp. Do tính đa dạng của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nên có rất nhiều loại thủ tục hoạt động và tất cả các loại thủ tục đó có đặc trưng chung tạo thành khái niệm thủ tục hành chính.

Vậy, thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước và các kiến nghị, u cầu thích đáng của cơng dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, đảm bảo công vụ Nhà

nước.

2. Các loại thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được phân thành các loại sau:

a/Thủ tục hành chỉnh nội bộ là thủ tục tiến hành các hoạt động

quản lý được thực hiện trong nội bộ một cơ quan, công sở Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước hay toàn bộ bộ máy Nhà nước nói

chung. Các hoạt động quản lý thực hiện theo thủ tục hành chính nội bộ phần nhiều nhằm hình thành, hồn thiện, vận hành bộ máy quản lý. Nó bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của cơ quan Nhà

nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ họp tác, phối họp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền, quan hệ cơng tác

giữa chính quyền cấp tỉnh với các bộ, cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân cấp trên... Đây là vấn đề được quy định còn lỏng lẻo và

những thủ tục đang có hiệu lực chưa được thi hành nghiêm. Vì thế, có thể tìm thấy những thủ tục hành chính trong các mối quan hệ cịn rườm rà, khơng trật tự và thậm chí sai nguyên tắc của quan hệ hành

chính. Thủ tục hành chính nội bộ liên quan chặt chẽ với vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các cơ quan Nhà nước, gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)