HÌNH THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 42 - 45)

Hình thức quản lý hành chính là biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hoạt động quản lý hành chính. Hay nói cách khác "Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất tổ

chức - pháp lý của những hoạt động cụ thể cùng loại của chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm hồn thành những nhiệm vụ đặt ra trước

đó".26 Bao gồm các hình thức thức sau:

26 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. CAND, 2008.

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của

các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu ích để các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên lĩnh vực đời sống xã hội thuộc quyền quản lý của mình trong

quy phạm pháp luật là hoạt động có vai trị định hướng cho các hình

thức hoạt động khác của cơ quan hành chính Nhà nước. Trong các văn

bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý.

2. Ban hành văn bản áp dụng quỵ phạm pháp luật

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là một hình thức quan trọng

trong hoạt động chấp hành và điều hành. Bằng việc ban hành văn bản

áp dụng pháp luật mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đưa

các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tế. Những văn bản áp dụng pháp luật phải phù hợp với những văn bản quy phạm pháp luật.

Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật được các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng rất phổ biến trong giải quyết những vấn

đề đa dạng về xây dựng chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội. Ví dụ Quyết định bổ nhiệm một công chức vào một chức vụ nhất định...

Trong hoạt động bảo vệ pháp luật các chủ thể quản lý hành chính ban hành văn bản áp dụng các biện pháp trách nhiệm hành chính đối với

người thực hiện vi phạm. Trên cơ sở quyết định xử phạt hành chính,

trách nhiệm của người vi phạm được phát sinh. Ở đây diễn ra q trình cá biệt hố các chế tài hành chính vào một trường hợp cụ thể, đối với một cá nhân, tổ chức cụ thể.

Như vậy, thông qua việc ban hành các văn bản áp dụng quy

phạm pháp luật, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tác động một cách tích cực và trực tiếp về mọi mặt hoạt động của các cơ quan cấp

dưới, các cơ quan và tổ chức trực thuộc, các tổ chức phi nhà nước và công dân, cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia vào hệ quản lí hành

chính nhà nước. Phạm vi tác động của loại văn bản này là rất rộng và khó có thể liệt kê tỉ mỉ. Đó là những vấn đề về tổ chức, xác định nhiệm vụ, đặt nghĩa vụ cụ thể, thoả mãn yêu cầu hợp pháp của cơng

Thực chất tồn bộ hoạt động hàng ngày của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật nên những văn bản loại này có số lượng lớn hơn hẳn so với các văn bản quy phạm pháp luật. Những văn bản loại này tác dộng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đối tượng có liên quan nên địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản phải có kiến thức pháp lí và chun mơn cần thiết, thận trọng trong từng trường hợp, xem xét kĩ mọi mặt của vấn đề cần giải quyết... để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và họp lí. Vì thể hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật cần phải dựa trên cơ sở của các đạo luật cũng như các văn bản pháp luật khác của cơ quan quyền lực và quản lý cấp trên.

3. Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp

Tiến hành các biện pháp tổ chức trực tiếp là hoạt động không thể thiếu của quản lý nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Bao gồm: Các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm, đảm bảo sự kết họp đúng đắn giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, áp dụng các biện pháp cụ thể nhàm ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quản lý v.v...

4. Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất kỹ thuật

Đây là những hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào q trình quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động này bổ sung trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lý như: chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành các quyết định; lập báo cáo, chứng thực văn bản, cấp chứng chỉ, lưu trữ hồ sơ v.v...

Sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hành chính nhà nước, nâng hiệu suất hoạt động của bộ máy hành chính lên nhiều lần và thay đổi về cơ bản chất lượng công việc, tạo cho cán bộ công chức nếp tư duy mới, thái độ mới đối với công việc của mình, tước khả nâng gây phiền phức của những kẻ quan liêu trong thủ tục giấy tờ, trong việc giải quyết những yêu cầu họp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng góp phần vào việc tinh giản bộ máy hành chính.

Chương V

MỘT SĨ NỘI DUNG cơ BẢN CỦA LUẬT HÌNH sự

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)