KHÁI QUÁT CHUNG VÈ LUẬT HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 29 - 31)

1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Hành chính

a/Khái niệm

Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Vậy có thể xác định hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thơng qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của Luật Hành chính điều chỉnh. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước khơng thể tách rời những quan hệ xã hội. Từ khi xuất hiện nhà nước, phần quản lý xã hội quan trọng nhất được nhà nước đảm nhiệm. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, hay nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.23 Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính bằng pháp luật.

23 xem Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. CAND, 1999.

Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà nước. Luật Hành chính có vị trí vai trị quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành, điều hành của Nhà nước. Bảo đảm việc củng cố, hồn thiện bộ máy hành chính nhà nước và khơng ngừng nâng cao hiệu quả

của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xác định cơ chế quản lý hành chính trong mọi lĩnh vực. Phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến các hình thức tổ chức, đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quy phạm Luật Hành chính quy định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước và các vấn đề khác có liên quan đến quản lý hành chính nhà nước.

b/ĐỐì tượng điều chỉnh của Luật Hành chỉnh

Luật Hành chính điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau đây: - Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan nhà nước. Đây là nhóm cơ bản nhất của Luật Hành chính, bao gồm:

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc, như giữa Chính phủ với Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn cấp trên với cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp về vấn đề mà những cơ quan này được giao quyền quản lý. Như Bộ Giáo dục đào tạo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn quản lý từng ngành hoặc từng lĩnh vực cùng cấp. Như Uỷ ban nhân dân tỉnh với Sở Tư pháp, Sở Thương mại...

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cùng cấp, khơng có quan hệ lãnh đạo và phục tùng về mặt tổ chức, nhưng theo quy định của pháp luật thì cơ quan này có quyền hạn đối với những cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý chức năng nhất định. Ví dụ như Bộ Tài chính với các Bộ khác về vấn đề tài chính...

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với những đơn vị cơ sở trực thuộc ngành, lĩnh vực mà nó quản lý. Ví dụ như quan hệ giữa Bộ Công Thương với các công ty (doanh nghiệp) trực thuộc...

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với

các đơn vị trực thuộc Trung ương đóng tại địa phương. Như Uỷ ban

nhân dân Quận cầu Giấy với Trường Đại học Thương mại Hà Nội... + Quan hệ giữa các cơ quan hành chính với các đồn thể tổ chức xã hội.

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơng dân

Việt Nam, người khơng có quốc tịch, người nước ngồi đang học tập, cơng tác hoặc du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)