Khách thể tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hĩnh sự bảo vệ nhưng bị tội phạm xâm hại.
Theo Luật Hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể của Luật Hình sự là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 Bộ luật Hình sự. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội đã được xác định đó. Thế nhưng, khơng có nghĩa hành vi thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội này trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định - những trường hợp đã được cụ thể hoá trong những quy phạm pháp Luật Hình sự cụ thể ở phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Luật Hình sự Việt Nam chia khách thể của tội phạm thành ba loại sau:
+ Khách thể chung của tội phạm: Là tổng họp các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Khách thể này là những quan hệ xã hội được qui định tại Điều 1 và Điều 8 của Bộ luật Hình sự.
+ Khách thể loại của tội phạm: Là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm. Khách thể loại là cơ sở để hệ thống hóa các quy phạm trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự thành từng chương (các tội phạm khác nhau nhưng xâm phạm cùng khách thể loại được xếp vào một chương của Bộ luật).
+ Khách thể trực tiếp của tội phạm: Là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Thông thường một tội phạm cụ thể có một khách thể trực tiếp. Ví dụ: tội trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ này là khách thể trực tiếp của tội phạm. Tuy nhiên, có những tội phạm xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội thì không phải tất cả những quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều được coi là khách thể trực tiếp. Trong trường hợp này, căn cứ vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây thiệt hại, mục đích chủ
quan của người phạm tội, quan hệ xã hội nào thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là khách thể trực tiếp. Ví dụ: hành vi trộm cắp dây điện thoại đang sử dụng vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu vừa gây thiệt hại cho an tồn thơng tin liên lạc. Trong hai thiệt hại đó, thiệt hại cho an tồn thơng tin liên lạc mới thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nên khách thể của tội phạm này là an tồn thơng tin. Chính vì thế, tội này được tách ra khỏi chương các tội xâm phạm sở hữu và được xếp vào chương các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng với tội danh phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật Hình sự).