Thủ tục lập các tổ chức và thi tuyển, 'bổ nhiệm viên chức

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

b) Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục tiến hành giải quyết

công việc liên quan đến: tự do, quyền và lợi ích hợp pháp, phịng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các động sản và bất động sản của công dân và các tổ chức công dân. Thủ tục hành chính kể trên có đặc điểm cơ bản là cơ quan hành chính và viên chức Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các cơng việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân và tổ chức công dân. Điểm chung của thủ tục hành chính liên hệ là chủ thể tham gia thủ tục bao giờ cũng là cá nhân, tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước.

Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng:

Trước hết, là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công

dân và tập thể công dân. Trong nhiều trường họp công dân muốn thực hiện hành vi xin phép Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xét và giải quyết các "đơn xin" đó bằng các quyết định hành chính cá biệt "cho phép". Và q trình giải quyết đó phải theo trình tự thủ tục nhất định, có thể gọi đây là thủ tục cho phép.

Thứ hai, khi công dân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm

hành chính hoặc cố tình khơng chịu thi hành các quyết định hành chính thì các cơ quan hành chính hoặc viên chức có thẩm quyền được thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử phạt hay cưỡng chế thi hành bằng quyết định hành chính có tính cách ra lệnh và các hành vi hành chính trực tiếp. Q trình đó phải theo các điều kiện, thủ tục do pháp luật quy định. Thủ tục cưỡng chế thi hành và xử phạt cần có giới hạn và điều kiện tránh lạm quyền, xâm phạm đến tự do, quyền lợi hợp pháp của công dân.

Thứ ba, trong một số trường hợp luật định, cơ quan hành chính

có thẩm quyền được thực hiện trưng thu (trong tình thế cấp bách), trưng mua (trong trường hợp cần ưu tiên vì lợi ích cơng cộng). Trong tình thế cấp bách chính quyền cần sự hợp tác của nhân dân về nhân ' lực, nhưng cũng có lúc chính quyền gặp sự bất hợp tác. Để khắc phục trở ngại đó, nhằm thực hiện nghĩa vụ cơng cộng, pháp luật cho phép

chính quyền thực hiện đặc quyền trưng dụng. Cịn để thực hiện một chính sách, một phương án ưu tiên phục vụ cơng cộng chính quyền cần làm chủ một số bất động sản. Nhưng nếu áp dụng phương pháp thông dụng là mua lại mà tư nhân khơng muốn bán vì lợi ích cơng cộng, pháp luật cho phép chính quyền một đặc quyền cưỡng bách tư nhân nhượng quyền sở hữu bất động sản. Đó là quyền trưng mua.

Cả 2 trường họp trên phải thực hiện theo một trình tự đã được pháp luật quy định, đó là thủ tục trưng dụng và trưng mua.

Các thủ tục thuộc nhóm này gồm:

- Thủ tục xem xét kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân;

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)