Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 57 - 59)

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài, mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý diễn ra bên trong người phạm tội. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội ln gắn liền với các biểu hiện bên ngồi của tội phạm.

Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích.

+ Lỗi29 phản ánh khả năng nhận thức thực tại khách quan của

người phạm tội về mặt lý trí và ý chí. Nếu xử sự gây thiệt hại cho xã

hội bị coi là có lỗi thì q trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm

nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể, trong

khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù

hợp với đòi hỏi của xã hội.

29 Đã được định nghĩa tại Chương II, phần vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.30 Đã phân tích trong Chương II, phần vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 30 Đã phân tích trong Chương II, phần vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

Luật Hình sự Việt Nam căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, chia lỗi thành các

loại: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì q tự tin và lỗi

vơ ý do cẩu thả30.

+ Động cơ phạm tội'. Là động lực bên trong thúc đẩy kẻ phạm tội

thực hiện tội phạm. Động cơ chính là nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thực hiện tội phạm.

Động cơ là sự tác động của ý thức đến quá trình thực hiện tội

phạm. Vì vậy, chỉ trong trường hợp phạm tội với lỗi cố ý mới xuất hiện động cơ phạm tội. Trong các tội với lỗi vô ý, kẻ phạm tội hoặc do

quá trình tự tin hoặc do cẩu thả mà trở thành chủ thể tội phạm ngoài ý muốn của họ, vì thế khơng thể nói tới động cơ phạm tội.

Động cơ của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt

chủ quan của tất cả các cấu thành tội phạm, nhưng là yếu tố trợ giúp cho việc tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

+ Mục đích phạm tội: Là các đích đặt ra trong tư duy của kẻ

phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Mục đích cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm. Đối với những lỗi vô ý và lỗi cố ý gián tiếp, kẻ phạm tội không mong hậu quả xảy ra nên dấu hiệu này khơng đặt ra.

Mục đích phạm tội xuất hiện ở kẻ phạm tội trước khi họ thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế, hậu quả của tội phạm khơng phải lúc

nào cũng trùng với mục đích phạm tội (Ví dụ: mục đích giết người nhưng nạn nhân khơng chết mà chỉ bị thương).

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)