Sự bất bình đẳng của các bên tham gia trong quan hệ quản lý hành chính còn thể hiện trong tính chất đơn phương của các quyết

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 32 - 33)

hành chính cịn thể hiện trong tính chất đơn phương của các quyết định hành chính.

Các chủ thể quản lý có quyền đơn phương ban hành các quyết định hành chính mệnh lệnh trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định đối với từng đối tượng cụ thể.

- Sự khơng bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính cịn thể hiện ở tính bắt buộc của các quyết định hành chính.

Chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình, như quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng với nhân viên...

2. Phân biệt Luật Hành chính vói một số ngành iuật khác

a/Luật Hành chính với luật Hiến pháp

Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Cịn Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước...

Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính. Các quy phạm Luật Hiến pháp là cơ sở pháp lý căn bản cho việc ban hành các quy phạm Luật Hành chính. Các quy phạm Luật Hiến pháp quy định những vấn đề chung và cơ bản, quy phạm Luật Hành chính cụ thể hố các quy định của Luật Hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.

b/Luật Hành chỉnh với Luật Hình sự• • •

Luật Hình sự điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội, khi mà người đó thực hiện hành vi mà

nhà nước coi là tội phạm. Cịn Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ quản lý hành chính trong q trình hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Tuy nhiên trên thực tế việc phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính trong những trường hợp cụ thể cũng rất khó khăn. Ví dụ hành vi bn lậu, nếu vi phạm lần đầu xử lý hành chính, tái phạm mới xử lý hình sự...

c/Luật Hành chỉnh với Luật Dân sự

Hai ngành luật này có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh khác nhau.

Luật Hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh - phục tùng để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chấp hành - điều hành.

Luật Dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng thoả thuận để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Tuy nhiên trong một số quan hệ tài sản hai ngành luật này cùng điều chỉnh nhưng ở góc độ khác nhau. Như quan hệ mua bán nhà, Luật Dân sự quy định về nội dung quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt), hình thức chuyển nhượng... nhưng Luật Hành chính thì quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu (thu thuế trước bạ)...

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)