Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 34 - 35)

nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ hành chính nhất định do nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính khơng phản ánh địa vị pháp lý hành chính của cá nhân, nó phụ thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật. Bởi vậy nó sẽ thay đổi khi pháp luật của nhà nước thay đổi.

- Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại.

b/ Chủ thể là cơ quan nhà nước

Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước được phát sinh khi cơ quan đó được thành lập. Được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước.

Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước được chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.

c/ Chủ thể là cán bộ, công chức

Luật Hành chính có một đặc thù riêng khi cá nhân là cán bộ, công chức nếu họ được giao đảm nhiệm một cơng vụ, chức vụ nhất định thì năng lực chủ thể của họ được phát sinh khi họ thực hiện công vụ, chức vụ được giao. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù họp với năng lực chủ thể của cán bộ, công chức đó.

d/ Chủ thể là tổ chức xã hội

Năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội được phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước. Những tổ chức này khơng có chức năng quản lý nhà

nước, do vậy khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính chỉ với tư

cách là chủ thể thường. Chỉ có một số quan hệ được nhà nước trao

quyền quản lý đối với một số công việc cụ thể, các tổ chức này tham

gia với tư cách là chủ thể đặc biệt.

2. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể của quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hành chính nói riêng là lợi ích mà các chủ thể nhằm đạt được. Lợi ích trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quan hệ pháp luật

hành chính có thể là lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của

cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các lợi ích đó chỉ được đảm bảo nếu

chúng phù họp với trật tự quản lý hành chính Nhà nước.

Từ sự phân tích trên có thể nhận định: khách thể của quan hệ

pháp luật hành chính chính là các trật tự quản lý hành chính nhà nước. Pháp luật hành chính xác lập và bảo vệ các trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù họp với điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo hài hồ lợi ích của nhà nước, quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức.

Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực phát sinh, quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước

tương ứng với lĩnh vực đó.

3. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng quan hệ pháp luật. Nó có những đặc trưng chung của mọi quan hệ pháp luật. Nhưng nội dung của quan hệ pháp luật hành chính có đặc trưng riêng xuất phát từ đặc trưng phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính và

đặc điểm của bản thân hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.25

25 - Tham khảo Trường Đại học Luật Hà Nội, GT Luật HCVN, Nxb. CAND, 2008.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)