bị xâm hại.
- Tính chất và mức độ lỗi.
- Động cơ, mục đích của người phạm tội.
- Hồn cảnh chính trị - xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra. - Nhân thân của người phạm tội...
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm pháp luật khác. Bên cạnh đó tính nguy hiểm cho xã hội cịn giúp các cơ quan áp dụng pháp luật đưa ra biện pháp trách nhiệm hình sự được chính xác.
Hai là, chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vỉ (tính có loi)
Một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi chủ thể thực hiện hành vi ở trong trạng thái có lỗi cố ý hoặc vơ ý. Một người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Mục đích của Luật Hình sự Việt Nam là áp dụng hình phạt đối với người phạm tội để cải tạo, giáo dục họ thành người lương thiện. Mục đích này chỉ đạt được khi người phạm tội có lỗi. Vì vậy, Luật Hình sự Việt Nam khơng quy tội khách quan, tức là không quy tội một người chỉ căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện mà phải căn cứ cả vào lỗi của họ.
Ba là, tội phạm là hành vỉ trái pháp luật hĩnh sự (tính trái pháp
luật hĩnh sự)
Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 qui định "Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội... được qui định". Điều 2 Bộ luật Hình sự
1999 cũng qui định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
một hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi nhưng khơng được Bộ luật Hình sự qui định thì khơng thể bị coi là tội phạm. Dấu hiệu này không những là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền dân chủ của công dân khỏi bị xâm phạm bởi hành vi xử lý tuỳ tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội.
Tính trái pháp luật Hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội là hai dấu hiệu độc lập của tội phạm, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Neu bỏ qua tính trái pháp luật Hình sự mà chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong việc xác định tội phạm. Ngược lại, nếu q coi trọng tính trái pháp luật Hình sự sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Do vậy, khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự đã qui định rõ: "Những hành
vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm..."
Bốn là, tội phạm phải được xử lý bằng hĩnh phạt (tính chịu hĩnh phạt)
Tội phạm là hành vi của con người, cịn hình phạt là thái độ của nhà nước đối với người phạm tội. Tội phạm và hình phạt là hai chế định cơ bản khơng tách rời nhau của Luật Hình sự. Hơn nữa, trong phần các tội phạm cụ thể, mỗi điều luật đề cập đến hành vi phạm tội đều có đề cập đến hình phạt tương ứng với chúng. Vì vậy, có thể nói tính chịu hình phạt là một thuộc tính của tội phạm.
c/ Cẩu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được qui định trong Luật Hình sự.
Cấu thành của vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng, theo khoa học pháp lý, về mặt cấu trúc của vi phạm pháp luật hay tội phạm có bốn yếu tố cấu thành là khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.