Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 59 - 60)

Tội phạm bao giờ cũng là hành vi của một con người cụ thể31 và vì thế con người khi thực hiện hành vi phạm tội trở thành chủ thể của tội phạm đó. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ con người nào cũng trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do Bộ luật Hình sự cấm. Chỉ những con người cụ thể thỏa mãn những điều kiện mà Luật Hình sự qui định mới trở thành chủ thể của tội phạm.

31 Luật Hình sự Việt Nam khơng coi tổ chức là chủ thể của tội phạm.32 Điêu 12 Bộ luật Hình sự 1999. 32 Điêu 12 Bộ luật Hình sự 1999.

Chủ thể của tội phạm là những con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) và đạt đến độ tuổi nhất định.

Như vậy, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện:

+ Năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS): Là dấu hiệu bắt

buộc phải có ở tất cả tội phạm. Người có NLTNHS là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Người có NLTNHS mới có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì thế mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm.

Người khơng có NLTNHS là người "đang mắc các bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình"32. Tức là, người khơng có NLTNHS phải có đồng thời hai dấu hiệu:

* Đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.

* Mất khả năng nhận thức các u cầu của xã hội, khơng biết mình hành động đúng hay sai, nguy hiểm hay không nguy hiểm. Chính vì vậy, khơng có khả năng điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu xã hội.

+ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Do cấu tạo sinh học đặc biệt, con người sinh ra đã có khả năng về nhận thức. Tuy vậy, phải trải qua một thời gian nhất định sống trong xã hội, khả năng đó mới trở thành thực tế. Vì thế, tuổi con người liên quan chặt chẽ đến khả năng nhận thức, tuổi là bằng chứng về sự hoàn thiện của con người về mọi phương diện, nhất là phương diện nhận thức.

Trên cơ sở các cơng trình khoa học nghiên cứu về sự phát triển của con người qua từng lứa tuổi, xuất phát từ việc xác định trách nhiệm của mọi công dân đối với xã hội và với hành vi nguy hiểm của mình, Nhà nước ta đã xác định trong Bộ luật Hình sự 1999 tuổi 14 là bắt đầu có NLTNHS và tuổi 16 là có NLTNHS đầy đủ tại Điều 12:

"Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

2. Hình phạt và các biện pháp tư pháp

a/Hình phạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)