giáo dục tại xã, phường thị trấn; Thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng; Thủ tục đưa vào cơ sở giáo dục; Thủ tục áp dụng quản chế hành chính.
Thủ tục hành chính liên hệ ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả quản lý và người dân đánh giá thái độ, năng lực hoạt động của chính quyền chủ yếu thông qua việc thực hiện các thủ tục này. Việc xây dựng và thực hiện các thủ tục này phụ thuộc vào quan niệm về mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, về vai trò của Nhà nước trong quản lý.
3. Các giai đoạn thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là tổng thể các bước mang tính chất thủ tục diễn ra theo trình tự thời gian để giải quyết các công việc cụ thể. Thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt, cụ thể có thể chia thành các giai đoạn sau:
a/Khởi xướng vụ việc
Khởi xướng vụ việc là giai đoạn bắt đầu thủ tục hành chính. Hành vi đưa vụ việc ra giải quyết thuộc quyền hạn của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính. Như có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơng dân, các vụ việc vi phạm trật tự quản lý, các công việc cần phải giải quyết trong quan hệ hành chính Nhà nước...
Giai đoạn đưa vụ việc ra giải quyết phải tiến hành nhiều hành vi mang tính thủ tục. Bao gồm: Triệu tập người có liên quan; Tập hợp chứng cứ, hồ sơ; Lập biên bản hoặc ra văn bản có giá trị pháp lý để đưa vụ việc ra giải quyết. Trong giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục như biện pháp cưỡng chế; Tạm đình chỉ thi hành quyết định; hay ngăn chặn khả năng gây hậu quả bất lợi cho việc đưa vụ việc ra giải quyết như tạm giữ người, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính...
b/Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc
Giai đoạn này được coi là trung tâm của thủ tục hành chính. Trong giai đoạn này cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu, xem xét, thu thập, xác minh, đánh giá khách quan, toàn diện vụ việc và ra quyết định.
Quyết định giải quyết vụ việc phải có căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế xác đáng có nội dung phù hợp với pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giai đoạn này kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền cấp những giấy tờ để người được cấp được hưởng quyền và làm những nghĩa vụ tương ứng như cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh...
Căn cử thời hạn ra quyết định, trình tự, nội dung hình thức quyết định, trình tự cơng bố quyết định phù hợp với từng thủ tục giải quyết, từng loại vụ việc được quy định chi tiết trong pháp luật.
c/ Thi hành quyết định hành chính
Đây là giai đoạn được các chủ thể của thủ tục hành chính thực hiện quyết định. Ở giai đoạn này pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định buộc đối tượng tác động của các quyết định thi hành quyết định.
(ưKhiếu nại và xét khiếu nại đổi với quyết định
Đây là giai đoạn mà các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan
trực tiếp tới quyết định có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại có thể xảy ra sau khi ra quyết định và cả trong trường hợp sau khi quyết định được thi hành.
Xem xét lại quyết định đã ban hành được thực hiện khi xuất hiện
các căn cứ:
+ Khiếu nại của đương sự trực tiếp phải thi hành quyết định và các bên hữu quan.
+ Kháng nghị của Viện Kiểm sát.
+ Có ý kiến của cơ quan cấp trên của cơ quan đã ban hành quyết định hoặc chính cơ quan ra quyết định đề xướng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi quyết định giải quyết vụ việc đều bị khiếu nại, nếu không bị khiếu nại thì giai đoạn này sẽ
khơng xảy ra.