Nhân tố pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển TPHCM (Trang 72 - 74)

Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ biểu diễn HĐV so với dư nợ tín dụng từ 2005-2009

7. Kết cấu của luận văn

2.4 Thực trạng phát triển tín dụng bất động sản tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

2.4.1 Nhân tố pháp lý

Năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ đơn cấp sang hai cấp. Năm 1997, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được nâng cấp thành hai Luật Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng) cĩ hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Đáp ứng một phần yêu cầu hội nhập kinh tế và yêu cầu đổi mới, năm 2003 và 2004 một số quy định của Luật NHNN và Luật Các Tổ chức Tín dụng đã được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những qui định cịn thiếu. Những sửa đổi này tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại phù hợp với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế.

Về cơ chế thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản (gọi chung là cơ chế thế chấp) được thực hiện chủ yếu theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Năm 2006 (ngày 29/06/2006) luật kinh doanh bất động sản. Bộ Luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành ban hành như:

 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất đai. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD; Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD; Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999;

 Thơng tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 hướng dẫn một số quy định về đảm bảo tiền vay; Thơng tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi

nợ của các TCTD; Thơng tư liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 hướng dẫn về trình tư thủ tục đăng ký và cung cấp thơng tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số văn bản khác.

 Nghị định số: 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

Từ đây, Ngân hàng cĩ quyền lựa chọn và quyết định việc nhận tài sản thế chấp, bảo lãnh cho vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay khơng phải bảo đảm bằng tài sản. Tài sản thế chấp gồm: giá trị quyền sử dụng đất; nhà cửa và các cơng trình, tài sản khác gắn liền với đất.

Cơ chế tín dụng ngày một hồn thiện theo hướng tạo điều kiện về mặt pháp lý cho BIDV HCMC mở rộng tín dụng cĩ hiệu quả; thơng thống, đáp ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về hoạt động thanh tốn cũng đã từng bước được hồn thiện. Điều này đã tạo điều kiện cho BIDV HCMC thực hiện tốt cơng tác thanh tốn, thu hút khách hàng mở tài khoản để sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Đặc biệt, NHNN đã xây dựng và bước đầu làm quen phương pháp giám sát dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát (CAMELs), thiết lập hệ thống thơng tin, báo cáo giám sát từ xa.

Do sự phát triển nhanh chĩng của thị trường tài chính và u cầu của q trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng của nước ta, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn phát triển của Ngân hàng hiện đại. Các bất cập chủ yếu là:

Thứ nhất, hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động Ngân hàng tương đối

phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khĩ tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật cịn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp hơi nhiều vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng;

Thứ hai, cơ chế quản lý và cấp phép cho Ngân hàng chưa phù hợp với thực tiễn

như quy định về loại hình dịch vụ được phép cung cấp trong giấy phép thành lập và hoạt động của các ngân hàng; cho phép cung cấp sản phẩm cụ thể theo quy định tại các Quy chế về từng sản phẩm cụ thể (như Quy chế về bao thanh tốn, mơi giới tiền tệ…). Trên thực tế, cơ chế này đã tỏ ra khơng phù hợp với tính năng động trong hoạt động của các ngân hàng và yêu cầu quản lý của NHNN vì các giấy phép khơng thể cập nhật đầy đủ các loại hình dịch vụ mà các ngân hàng được phép thực hiện theo các Quy chế dịch vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các ngân hàng vẫn được thực hiện cả các dịch vụ khơng được quy định trong giấy phép, do vậy, làm giảm hiệu lực pháp lý của các giấy phép. Ngồi ra, cơ chế quản lý hiện hành địi hỏi các ngân hàng phải xin phép NHNN từng lần khi muốn cung cấp một sản phẩm dịch vụ mới. Trong khi quá trình cấp phép kéo dài cĩ thể làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Thứ ba, thiếu các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc cung cấp sản

phẩm mới của các ngân hàng và hoạt động quản lý của NHNN. Do sự phát triển nhanh chĩng của các Ngân hàng thương mại và quá trình hội nhập, nhiều sản phẩm mới đã được Việt nam cam kết cho phép các ngân hàng nước ngồi tại Việt nam thực hiện, nhiều sản phẩm mới cũng được các ngân hàng Việt nam triển khai cung cấp, trong khi đĩ, như đã trình bày ở trên, mặc dù đã cĩ một số lượng lớn các văn bản pháp quy về ngân hàng được ban hành, nhưng pháp luật tín dụng, dịch vụ ngân hàng đã khơng theo kịp sự phát triển năng động, nhanh chĩng của thị trường và đã bộc lộ nhiều “khoảng trống” như thiếu các văn bản pháp luật về các loại hình dịch vụ, phương thức cung cấp các sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bất động sản tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển TPHCM (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)