Quy hoạch lại sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 72 - 76)

nông nghiệp trên thị trường

3.2.2.1. Cần tăng cường mối quan hệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

Cần xây dựng và tham gia phát triển chuỗi cung ứng nông sản theo hướng sản xuất lớn đáp ứng các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng nông

sản. Tham gia vào chuỗi cung ứng các nông sản phải bao gồm tất cả các chủ thể có liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nông sản. Những liên kết này bao gồm cả liên kết giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ, giữa các “nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, giữa các địa phương với nhau và giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản…Chừng nào liên kết trên đây còn chưa chặt chẽ, sản xuất và tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn và có chất lượng đồng bợ cịn chưa đáp ứng u cầu mới của thị trường nông sản thế giới.

Các doanh nghiệp cần đóng vai trị trung tâm trong việc điều phới và vận hành hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nông sản. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần chủ động đặt hàng với các cơ sở nghiên cứu để có thể cung cấp cho các hộ nông dân, các hợp tác xã các giống cây con chất lượng cao, các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn.

Thực hiện mới liên kết chặt chẽ này điển hình như trung tâm thương mại bán buôn Metro Cash & Cary, các siêu thị Big C, Co-op Mart ký hợp đồng với các nhà sản xuất lương thực, thực phẩm cả tươi sống và chế biến để cung cấp hàng hóa thường xuyên cho họ. Bên cạnh đó, họ thường xuyên huấn luyện và phát triển các nhà sản xuất nông, thủy sản ở địa phương để nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển hàng hóa cũng như nhận thức về lợi ích của việc hợp tác với cơng ty này. Metro cũng đã hợp tác với các Sở NN& PTNT để cung cấp những khóa huấn luyện cho hơn 10.000 nông dân và nhà cung cấp thực phẩm Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và được đánh giá rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam. Công ty này đã chủ đợng thực hiện với vai trị nhà điều phối liên kết ở Việt Nam, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các nhà đào tạo và chuyên gia trong nước để cung cấp cho nông dân những kỹ thuật về sản xuất nông sản. Có thể thấy, trên thị trường Việt Nam, Metro Cash

& Carry là mơ hình mẫu cho các nhà phân phới bán buôn và bán lẻ trong tổ chức các liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp.

Ngoài ra, cần phải phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng đầu tư đổi mới hiện đại hóa thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện có, đầu tư xây dưng các doanh nghiệp chế biến mới với trình đợ cơng nghệ hiện đại.

3.2.2.2. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ

Nâng cao trình đợ khoa học và công nghệ là điều kiện cơ bản làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong những năm qua có phần đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học.

Để khoa học và cơng nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nơng nghiệp hàng hố, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái cừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên mợt đơn vị diện tích. Với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, cần chú ý đổi mới công nghệ đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng hiện đại. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp bằng việc sử dụng các giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất theo yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sau thu hoạch và khâu chế biến nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng nghiên cứu các phương pháp bảo quản, đảm bảo đưa đến người tiêu dùnng những nông sản tươi sống

hấp dẫn cảm quan bằng màu sắc, hương vị và bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ứng dụng những thành tựu của khoa học đặc biệt là công nghệ thông tin trong khâu sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản. Thời gian gần đây, để hỗ trợ nông dân, hàng loạt các trang web thông tin, tư vấn, mua bán rao vặt đã ra đời, song phần nhiều chưa thành công bởi địa bàn sinh sống của nông là vùng sâu, vùng xa nên khơng có đường truyền Internet (hoặc chi phí quá đắt), khơng có máy tính và quan trọng nhất là kiến thức của họ chưa đủ để thao tác, xử lý trên máy tính và Internet. Vào ći năm 2008, lần đầu tiên tại Việt Nam, người nông dân có thể tra cứu giá cả, đăng tin cần mua, cần bán các sản phẩm nông nghiệp thông qua điện thoại di động. Đây là dịch vụ tra cứu thông tin nông nghiệp qua SMS (dịch vụ tin nhắn ngắn) do Trung tâm Viettel Media phối hợp với Trung tâm Tin học thống kê, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp sẽ giúp nhà nông tra cứu giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp trong nước và đăng tin mua, bán nông sản mà không cần kết nối internet.

3.2.2.3. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.

So với một số nước Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp khá tương đồng, song các nước này lại có lợi thế hơn chúng ta ở trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện đó, để bảo đảm hiệu quả của xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, cần coi trọng việc mở rộng quan hệ liên kết quốc tế trong cả sản xuất và xuất khẩu. Quan hệ liên kết này có thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Phối hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao. Phối hợp xây dựng hệ thống dịch vụ kiểm dịch động thực vật xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và

nơng thơn. Phới hợp các chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong thực hiện hoạt đợng XKNS. Hình thành các hiệp hợi theo ngành hàng để phới hợp hành động trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w