Từng bước xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mặt hàng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 76 - 77)

nông sản Việt Nam

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu không khó, cái khó là làm sao phát triển và giữ vững được thương hiệu sau khi đã xây dựng. Muốn vậy, điều quan trọng nhất là phải bảo đảm chất lượng của nông sản đúng theo yêu cầu của người tiêu dùng và của thị trường. Trước mắt, các doanh nghiệp cần định hướng lựa chọn một số thương hiệu chủ lực cho các mặt hàng nông sản đang có thế mạnh trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… để có thể xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường có nhu cầu mà không phải qua trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài. Việc hình thành các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản có quy mô lớn, tăng cường xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản… sẽ là cơ sở ban đầu để hình thành các thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp và nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Để có thương hiệu nông sản mạnh đứng chân được trên thị trường quốc tế cần thực hiện một số công việc sau đây:

Một là: Đăng ký tên gọi xuất xứ.

Nước ta có hơn 2000 loại nông sản, trong đó có nhiều loại nông sản đặc sản có giá trị cao như: bưởi Diễn, cam Canh, bưởi Năm Roi, xoài cát Hịa Lợc…Khi được đăng ký tên gọi xuất xứ, uy tín và chất lượng của sản phẩm sẽ được đảm bảo, được nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, hiện nay sô nông sản được đăng ký tên gọi xuất xứ ở nước ta mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, mới xảy ra nhiều bài học đau lòng về việc thương hiệu bị đánh cắp. Cà phê Trung Ngun là mợt ví dụ: Khi cơng ty này nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện có mợt cơng ty ở Mỹ đã đăng ký trước. Sau đó

Trung Nguyên đã phải đồng ý để doanh nghiệp này là nhà phân phối đợc quyền sản phẩm tại Mỹ trong vịng hai năm họ mới rút hồ sơ.

Hai là: Xây dựng vùng nguyên liệu lớn, chất lượng cao, an toàn và đi

liền với tên tuổi nổi tiếng.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu nông sản cho rằng: chỗ dựa của thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, chất lượng cao và an toàn. Nhưng có một thực tế hiện nay, hầu hết các vùng nguyên liệu của các loại nông sản đều manh mún và nhỏ lẻ. Với hơn 27.000 ha, cây ăn trái được xem là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng số trái cây xây dựng được thương hiệu lại rất ít. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết nhưng phải đúng lúc, đồng bộ với phát triển vùng nguyên liệu.

Ba là: Xây dựng thương hiệu cho nơng sản cần có chiến lược đồng bộ

của tất cả các khâu, từ lựa chọn cây giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm bón, thu hoạch và bảo quản. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng được một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng với những sản phẩm được lựa chọn kỹ càng và đóng gói, bao bì hấp dẫn.

Một điểm nữa là các doanh nghiệp cần bỏ quan niệm cạnh tranh bằng cách hạ giá thành, mà phải xây dựng thương hiệu và cạnh tranh bằng các dịch vụ kèm theo. Tức là doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng chất xám mà trước hết phải xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật cao. Lúc đó không phải tính đến xuất khẩu sao cho nhiều gạo, nhiều tơm mà tính đến chế biến sâu hơn để tạo thương hiệu riêng cho q́c gia mình.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w