Phát triển thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 81 - 83)

Lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam thường chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa, một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được mở rợng và khai thác. Ví dụ như mặt hàng điều, hiện 95% sản lượng điều là xuất khẩu. Trong khi đó thị trường trong nước lại để ngỏ cho hàng giá rẻ, chất lượng thấp tràn vào. Với hơn 83 triệu dân, thị trường nội địa rất quan trọng đối với các nhà phân phối, sản xuất Việt Nam. Hơn nữa, với thị trường nợi địa, doanh nghiệp Việt Nam ít bị phụ tḥc vào biến đợng của thị trường thế giới. Thị trường nội địa sẽ là điểm tựa để vươn ra thị trường thế giới. Vì ḿn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, trước hết phải cạnh tranh được trên thị trường nội địa.

Làm thế nào để dấy lên phong trào "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"? Điều quan trọng là phải mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, kích cầu mua sắm trong xu hướng bằng cách:

- Mở rộng và phát triển thị trường phi tập trung ở địa bàn nơng thơn và miền núi bằng các loại hình chợ truyền thớng, các trung tâm mua sắm, siêu thị vừa và nhỏ; mạng lưới cơ sở bán lẻ của các hệ thống phân phối lớn. Đồng thời, khẩn trương xây dựng và cho ra đời các công ty bán lẻ chuyên nghiệp và hiện đại với lực lượng đông đảo các cơ sở bán lẻ “chân rết” là các cửa hàng tiện lợi ở thị trường đô thị.

- Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối của các cơ sở bán lẻ bằng cách mở rộng các điểm bán hàng, tổ chức các hội chợ- giới thiệu hàng

hóa, các đợt bán hàng hạ giá, các chương trình khuyến mãi và thưởng cho khách hàng, phát thẻ khách hàng thân thiện, các đợt bán hàng lưu động, đưa hàng về phục vụ công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp, các cụm dân cư tập trung và các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện mơ hình các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ liên kết và hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để hình thành cơ chế tín dụng khuyến khích tiêu dùng cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau (thế chấp, tín chấp, mua trả góp, trả chậm và bảo lãnh với sự ưu đãi phù hợp) hoặc thông qua quan hệ tay ba: Ngân hàng - Doanh nghiệp bán lẻ - Người tiêu dùng để kích thích nhu cầu mua sắm, trước hết là hàng hóa giá trị cao và sử dụng lâu bền rồi đến hàng tiêu dùng nói chung.

- Tổ chức để các nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa và các nhà phân phối bán lẻ thỏa thuận, thống nhất với nhau cùng chia sẻ lợi ích, phân bổ hài hịa chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến cửa hàng bán lẻ để điều chỉnh lại giá bán phù hợp, góp phần kích thích nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của sớ đơng các tầng lớp nhân dân; trong đó, trọng tâm là hàng thực phẩm chế biến, đồ dùng gia đình, tạp phẩm... Hiện tại, Tổng cơng ty Thương mại Sài Gịn và Liên minh Hợp tác xã thương mại Thành phớ Hồ Chí Minh đang triển khai giải pháp này. Hơn lúc nào hết, quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và “thủy chung” với các hệ thớng phân phới là lẽ sớng cịn của các nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tới đây, hàng hóa trong nước làm ra phải chiếm được tỷ trọng áp đảo trong kênh đưa vào các hệ thống phân phối của doanh nghiệp nước ngoài và qua đó đi tới mạng lưới bán lẻ toàn cầu của các nhà phân phối này.

Một điểm quan trọng nữa là, văn hóa và tập quán về mua sắm, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam là những sức mạnh và lợi thế riêng có, độc đáo mà nhà phân phối trong nước cần khai thác và phát huy triệt để, vừa kích thích tiêu dùng phát triển, vừa lơi ćn khách hàng, lan tỏa thương hiệu, mở rộng và xâm lấn thị phần, ngày một lớn mạnh và bền vững.

Một phần của tài liệu Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w